TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ 1 tuổi bị hôi miệng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,450
Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng. Vậy nên cha mẹ cần tìm hiểu, nắm được các kiến thức cần thiết để giúp trẻ giải quyết vấn đề này và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện này, bạn cần chú ý hơn tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, giúp trẻ làm sạch lưỡi, nướu, răng sau khi ăn. Nếu đã áp dụng các biện pháp xử trí tại nhà mà tình trạng hôi miệng vẫn không được cải thiện, bạn cần đưa trẻ đi khám tại phòng khám răng gần nhất có uy tín, chất lượng.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa và khắc phục triệt để khi trẻ 1 tuổi bị hôi miệng, chắc chắn bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng đó. Đa số các bé bị hôi miệng đều do việc vệ sinh khoang miệng chưa tốt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

Khô miệng

Khô miệng cúng là một yếu tố khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi, nhất là khi bị nghẹt mũi hoặc thường xuyên thở bằng miệng. Không khí lưu thông qua miệng nhiều dẫn tới khô miệng. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển dẫn đến hôi miệng.

Bệnh lý nha khoa

Hôi miệng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, răng có nhiều mảng bám, áp xe răng,… vậy nên cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nha khoa định kì và khi có các dấu hiệu bất thường trong khoang miệng.

Dị vật trong mũi

Trẻ em thường rất tò mò với những vật xung quanh và khi chơi, đôi khi chúng có thể đưa vật lạ vào mũi như đồ chơi, hạt ngô, hạt đậu,… Việc này có thể làm niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm khiến miệng bé có mùi hôi.

Hít phải khói thuốc lá

Hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị hôi miệng

Khi những người xung quanh hút thuốc, trẻ em cũng sẽ bị hút thuốc lá thụ động, ảnh hưởng xấu đến hơi thở và răng miệng. Các hóa chất có trong khói thuốc không chỉ gây ra mùi hôi cho răng miệng mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe, vậy nên bạn cần tránh để trẻ nhỏ ở trong môi trường có khói thuốc.

Ăn thực phẩm có mùi

Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng có thể chỉ là do vừa ăn các món chứa những thực phẩm có mùi như hành, tỏi, phô mai,…

Các bệnh lý khác

Các bệnh lý về hô hấp như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm amidan, viêm xoang,… cũng có thể dẫn đến hôi miệng ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh này, bạn cần kiểm kiểm soát và điều trị bệnh thật tốt thì mới có thể giúp trẻ không còn bị hôi miệng.

Cách cải thiện và phòng tránh hôi miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng hay với trẻ ở bất kì độ tuổi nào, việc đầu tiên cần làm đó là chăm sóc răng miệng đúng cách. Ngoài ra, cần cho bé uống đủ nước để tăng tiết nước bọt, hạn chế hiện tượng thở bằng miệng giúp miệng không bị khô và ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Sau đây là một số biện pháp mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để cải thiện triệu chứng hôi miệng cho bé:

  • Chú tâm hơn tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, giúp trẻ làm sạch lưỡi, nướu, răng cẩn thận sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc gạc mềm khi vệ sinh lưỡi cho trẻ, tránh gây thêm tổn thương trong khoang miệng.

Thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ để tránh hôi miệng

  • Tập cho trẻ uống đủ nước để tránh khô miệng và kích thích tiết nước bọt.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa mắc lại trong kẽ răng của bé.
  • Làm sạch, khử trùng núm vú giả mà trẻ sử dụng một cách thường xuyên, đều đặn.

Nhiều phụ huynh đã cho bé nhà mình súc miệng thay vì làm sạch răng bằng bàn chải, nhưng cách làm này thực sự không nên. Nước súc miệng mặc dù có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám. Nếu không vệ sinh đúng cách mà chỉ dùng nước súc miệng thì tình trạng hôi miệng của bé còn có thể nặng nề hơn sau một thời gian và gây nên hiện tượng khô miệng.

Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng cần đi khám khi nào?

Bạn nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ tại các cơ sở uy tín để bác sĩ kiểm tra, theo dõi và chăm sóc răng miệng trẻ thường xuyên. Trường hợp trẻ 1 tuổi bị hôi miệng đã áp dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng mà vẫn không thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì phụ huynh cũng cần đưa bé đi khám.

Cho trẻ đi khám nha khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân, đặc biệt với các nguyên nhân do bệnh lý dạ dày, hô hấp hoặc răng miệng thì cần điều trị mới có thể loại bỏ tình trạng hôi miệng.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có sức khỏe răng miệng tốt, tránh tình huống trẻ 1 tuổi bị hôi miệng và ngăn ngừa các bệnh lý phức tạp khác. Nếu bạn còn câu hỏi nào về vấn đề này cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm nhé.