TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tham khảo 9 cách trị chảy máu chân răng tại nhà đơn giản

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,093
Hiện tượng chảy máu chân răng thường không gây đau đớn nhưng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp một số cách trị chảy máu chân răng tại nhà đơn giản để giúp khắc phục tình trạng này.

Có rất nhiều người đang gặp phải tình trạng chảy máu chân răng trong quá trình đánh răng hay dùng chỉ nha khoa. Nhưng mọi người lại bỏ qua và không để ý vì nghĩ đó chỉ là một hiện tượng bình thường. Việc chảy máu chân răng nhiều lần có thể là dấu hiệu về răng miệng. Cùng nha khoa Nhân Tâm đọc qua 9 cách trị chảy máu chân răng nhé!

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến, bạn sẽ nhận thấy một ít máu sau khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa. Những yếu tố như đánh răng quá mạnh, chấn thương, mang thai và viêm nướu cũng góp phần gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Xác định được nguyên nhân gây chảy máu chân răng là yếu tố rất quan trọng để xác định phương pháp điều trị.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

9 cách trị chảy máu chân răng dễ thực hiện nhất

Dùng gạc cầm máu

Cách này cũng tương tự như khi bạn bị chảy máu ở bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, bạn có thể cầm máu ngay lập tức bằng cách cầm một miếng gạc sạch và ấn lên vùng bị chảy máu. Đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc đang mắc tình trạng bệnh lý khác thì phần nướu của họ sẽ mất nhiều thời gian để cầm máu.

Chườm đá lạnh

Chảy máu chân răng không phải lúc nào cũng là do bệnh nướu răng, mà có thể là do chấn thương trong miệng hoặc chấn thương mô nướu. Cách trị chảy máu chân răng là dùng miếng gạc lạnh áp vào đường viền nướu để giảm sưng và hạn chế máu chảy.

Thêm vào đó, chườm đá còn có tác dụng làm dịu vết thương nhẹ ở miệng, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết xước. Đá lạnh sẽ giúp bạn giảm đau và sưng tấy do bị viêm lợi.

Chườm đá lạnh

Nước súc miệng

Nước súc miệng kháng khuẩn vừa có thể làm sạch răng miệng, ngoài ra còn tác dụng điều trị và ngăn ngừa chảy máu chân răng. Nước súc miệng sẽ tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, điều trị và ngăn ngừa viêm nướu, đây là một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng.

Nước súc miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chảy máu chân răng còn là dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sưng nướu và chảy máu chân răng có thể xảy ra khi có mảng bám tích tụ theo đường viền nướu. Nếu bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận thì vi khuẩn có thể lây lan và gây sâu răng. Nếu muốn cải thiện tình trạng răng miệng, bạn hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng.

Dùng nước muối

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm lượng vi khuẩn và cầm máu chân răng. Bạn hãy pha nửa thìa cà phê muối vào cốc nước ấm và súc miệng khoảng vài giây từ ba đến bốn lần một ngày. Nếu bạn bị chảy máu chân răng do chấn thương thì nên súc miệng bằng nước muối ấm để giúp miệng sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn có thể làm nhiễm trùng.

Dừng hút thuốc

Ngoài việc làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc là cũng có liên quan đến bệnh nướu răng. Các chất gây hại trong thuốc lá có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng chống lại vi khuẩn bên trong mảng bám.

Bổ sung thêm vitamin C

Bổ sung vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu chân răng. Thực tế, sự thiếu hụt vitamin C trong cơ thể có thể dẫn đến chảy máu chân răng ngay cả khi bạn thực hiện các thói quen vệ sinh răng miệng tốt

Bổ sung thêm vitamin C

Bổ sung vitamin K

Vitamin K có tác dụng đông máu, người bị thiếu hụt vitamin K rất dễ bị chảy máu. Do đó, bổ sung đủ Vitamin K vào chế độ ăn có thể làm giảm tình trạng chảy máu chân răng.

Ngưng ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột

Nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm lượng carbohydrate có thể cải thiện sức khỏe chân răng và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Carbohydrate và thực phẩm có đường sẽ làm mảng bám xuất hiện nhiều hơn. Càng nhiều mảng bám trên răng thì bạn càng dễ chảy máu nướu.

Ăn nhiều thực phẩm chế biến từ tinh bột sẽ gây viêm nướu, vì chúng dính vào nướu răng và phân hủy thành đường. Nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, giàu tinh bột như bánh mì tinh luyện, bánh ngọt, bánh quy hoặc khoai tây chiên.

Trị chảy máu chân răng tại nhà nên lưu ý gì?

Những cách trị chảy máu chân răng tại nhà chỉ có tác dụng cầm máu tạm thời, hiệu quả sẽ không kéo dài lâu nếu không loại bỏ được nguyên nhân cụ thể. Do đó, trước khi áp dụng các bạn nên đến nha khoa để tìm hiểu rõ căn nguyên và tìm cách loại bỏ chúng để tình trạng này không tái phát.

Đi cùng với quá trình điều trị bệnh, các bạn cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để không làm tổn thương chân răng thêm:

  • Đánh răng đúng cách, nên sử dụng bàn chải có đầu lông tơ mềm mại để không tổn thương hoặc kích ứng nướu.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ để đảm bảo an toàn cho răng miệng.
  • Mỗi ngày bạn cần đánh răng từ 2 – 3 lần, quan trọng nhất là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ.
  • Loại bỏ tăm xỉa răng và thay bằng chỉ nha khoa để làm sạch các mẫu thức ăn còn sót trong kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần sát khuẩn để ngăn ngừa chảy máu chân răng, giữ cho hơi thở thơm mát.
  • Đến nha khoa lấy cao răng định kỳ và kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện bệnh và điều trị.

Hy vọng những cách trị chảy máu chân răng bên trên sẽ giúp bạn trong trường hợp khẩn cấp. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không được tự ý mua thuốc mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn. Hãy đến nha khoa Nhân Tâm khi thấy răng miệng gặp vấn đề nhé!