TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Sâu răng trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị triệt để

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.222
Sâu răng trẻ em là vấn đề rất thường gặp. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt cũng như răng vĩnh viễn sau này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sâu răng ở trẻ cũng như cách điều trị hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống quá nhiều đường, vệ sinh răng miệng không kỹ,… Sâu răng trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến bé bị ê buốt hoặc đau nhức, tác động không nhỏ đến việc ăn uống, sinh hoạt, học tập và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng của bé sau này.

Tác hại của sâu răng trẻ em

Nhiều cha mẹ không quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi họ cho rằng, răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm. Theo nhiều thống kê cho thấy, có đến 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách và hơn 80% trẻ bị sâu răng trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi. Sâu răng trẻ em có thể gây nên những ảnh hưởng như:

  • Khiến trẻ bị đau nhức, ê buốt, dẫn đến ăn uống khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Sâu răng nếu để lâu sẽ tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm xương hàm, viêm và áp xe các mô mềm trong khoang miệng, nặng hơn là viêm quanh các cuống răng, viêm tủy lan rộng,… Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ em còn gây viêm màng não, dễ khiến trẻ bị tử vong.
  • Sâu răng trẻ em còn khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ e ngại khi tiếp xúc, nói chuyện với người khác.
  • Sâu răng kéo dài sẽ gây hỏng răng, mất răng, từ đó gây khó khăn khi ăn nhai, đồng thời ảnh hưởng đến phát âm và thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ.
  • Răng sâu không thể phục hồi bắt buộc phải nhổ bỏ. Nếu răng sữa bị nhổ bỏ quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Sâu răng trẻ em gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em, trong đó có thể kể đến như:

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng: Nếu trẻ đánh răng không đúng cách hoặc lười đánh răng sẽ khiến cho mảng bám tích tụ, lâu ngày dẫn đến sâu răng.
  • Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ gây nên tình trạng sâu răng trẻ em.
  • Men răng: Những trẻ có men răng kém khoáng hóa (hay còn gọi là thiểu sản men răng) thì sẽ dễ bị sâu răng hơn.
  • Răng mọc lệch: Tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc lẫn nhau sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, các kẽ răng khó được làm sạch, các mảnh vụn thức ăn bị mắc lại, tạo thành mảng bám,…

Ăn uống quá nhiều đồ ngọt là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng

Cách nhận biết tình trạng sâu răng trẻ em

Sâu răng trẻ em cần được nhận biết sớm để có cách khắc phục kịp thời, ngăn ngừa những tác hại do sâu răng gây ra. Dưới đây là một số biểu hiện sâu răng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Bề mặt răng xuất hiện các vệt trắng đục hoặc nâu vàng, lúc này vết sâu răng chưa lan rộng ra bề mặt men răng.
  • Răng bị đau nhức, ê buốt, nhất là khi bị kích thích bởi đồ ngọt, đồ chua, đồ nóng và lạnh.
  • Hơi thở bé có mùi hôi khó chịu, ngay cả khi đánh răng cũng không hết.

Trẻ bị đau nhức, ê buốt răng khi bị sâu

Biện pháp điều trị sâu răng ở trẻ

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

  • Với những trường hợp răng mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ sâu mà chỉ xuất hiện những vết màu trắng thì bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp tái khoáng. Bác sĩ sẽ dùng các chất như calcium, phosphate, fluorine để trám vào vị trí răng sâu.
  • Với những trường hợp sâu nặng, răng của trẻ đã hình thành các lỗ sâu và bị gãy vỡ, gây đau nhức dữ dội thì bác sĩ sẽ thăm khám xem sâu răng đã lan đến tủy hay chưa. Nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần tiến hành chữa tủy, sau đó mới trám lại.
  • Với những trường hợp răng bị sâu ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng thì bác sĩ có thể thực hiện nhổ răng nhằm tránh biến chứng làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Cần đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Mất răng sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hàm răng của trẻ. Vì thế cha mẹ hãy chăm sóc răng miệng cho bé thật kỹ lưỡng, ngăn ngừa sâu răng trẻ em. Chú ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám răng miệng định kỳ, giúp trẻ sở hữu hàm răng chắc khỏe. Để được tư vấn thêm thông tin, hãy liên hệ ngay đến Nha Khoa Nhân Tâm, các chuyên gia sẽ hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.