TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng sứ bị ê khi uống lạnh do đâu? Khắc phục bằng cách nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,829
Bọc răng sứ là biện pháp giúp cải thiện hàm răng có khuyết điểm một cách hiệu quả được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, có không ít trường hợp răng sứ bị ê khi uống lạnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có biện pháp nào để khắc phục?

Răng sứ bị ê khi uống lạnh trong 1 đến 2 ngày đầu là biểu hiện bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ê buốt trầm trọng và kéo dài nhiều ngày thì bạn cần tới trung tâm nha khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất. Sau khi kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Tại sao răng sứ bị ê khi uống lạnh?

Thẩm mỹ răng sứ ngày càng trở nên phổ biến và được xem là giải pháp cứu cánh cho các trường hợp răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm kháng sinh, sứt mẻ, vỡ lớn, răng thưa, răng lệch lạc, hô móm nhẹ,…

Một số người nghĩ rằng sau khi bọc sứ là phải dùng răng giả nên sẽ không tốt và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình này chỉ mài đi lớp men răng mỏng phía ngoài sau đó bọc một mão sứ lên cùi răng thật. Tỉ lệ mài răng sẽ được tính toán kỹ lưỡng để không gây tác động xấu tới cấu trúc răng và tủy.

Khi kết thúc quá trình bọc sứ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày. Đây là biểu hiện hết sức bình thường và sẽ tự hết nên bạn không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên nếu gặp phải biểu hiện đau nhức, ê buốt nặng, kéo dài nhiều ngày thì cần quay lại trung tâm nha khoa hoặc chọn lựa một trung tâm nha khoa gần đây uy tín khác để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Biểu hiện ê buốt sẽ diễn ra trong một vài ngày sau bọc sứ

Ở từng người, tình trạng này sẽ khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nguyên nhân dẫn đến răng sứ bị ê khi uống lạnh có thể là:

Viêm tủy không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ

Điều trị tủy răng không triệt để là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau nhức, ê buốt khi bọc răng sứ.

Vì đối với các trường hợp viêm tủy mà không được chữa trị dứt điểm thì vùng tủy bị viêm sẽ hoại tử, gây kích ứng dây thần kinh và tạo ra các cơn đau nhức, ê buốt dữ dội khi uống nước lạnh hoặc nóng.

Điều này khiến khách hàng thường xuyên bị khó chịu, mất ăn, mất ngủ và suy nhược cơ thể.

Tất nhiên không phải mọi khách hàng đều cần điều trị tủy, chỉ khi tủy có dấu hiệu viêm thì mới cần trị liệu.

Không chữa trị hoàn toàn bệnh sâu răng, viêm nha chu

Ngoài việc không điều trị tủy triệt để thì các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu không chữa khỏi hoàn toàn cũng làm cho răng sứ bị ê khi uống lạnh.

Khi bọc răng sứ cho răng sâu, nếu không nạo sạch vết sâu, vi khuẩn sẽ lây lan vào tủy, gây viêm tủy, dẫn đến áp xe và mất răng vĩnh viễn.

Bệnh nha chu không điều trị dứt điểm mà đã bọc sứ thì sẽ làm giảm tuổi thọ răng sứ, nguy hiểm hơn có thể làm hỏng và mất răng thật. Vì khi bị viêm nha chu, khách hàng có nguy cơ tụt nướu cao, không thể giữ răng cố định trên cung hàm được.

Để khắc phục vấn đề này, bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng, thăm khám cẩn thận để chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó đưa ra phương án chữa trị triệt để trước khi làm răng sứ.

Khớp cắn không chuẩn

Bước chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ nếu không chính xác sẽ khiến cho răng bị cộm vướng, đau nhức kể cả lúc không ăn nhai. Tình trạng ê buốt kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới răng thật về sau.

Lời khuyên cho bạn nếu răng sứ bị ê khi uống lạnh

Răng sứ bị ê khi uống lạnh phải làm sao?

Người bọc răng sứ nếu cảm thấy ê buốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày đầu thì đây là biểu hiện bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ê buốt trầm trọng và kéo dài nhiều ngày thì bạn cần tới trung tâm nha khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất. Sau khi kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Để ngăn chặn và làm giảm nguy cơ đau nhức, ê buốt, bạn cũng cần chú ý tới vấn đề chăm sóc răng miệng. Hãy chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần, sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, phòng tránh hôi miệng và bảo vệ men răng.

Nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, không ăn thức ăn quá cứng, quá dai để tránh gây thương tổn cùi răng bên trong. Nên sử dụng thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như trái cây, rau củ,…

Bài viết hữu ích: Tìm hiểu về độ tuổi bọc răng sứ thích hợp nhất

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề răng sứ bị ê khi uống lạnh. Nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng sứ khỏe mạnh, đẹp tự nhiên, không bị đau nhức, ê buốt thì hãy đến với Nha khoa Nhân Tâm hoặc liên hệ theo số 1900 56 5678 để được tư vấn nhé.