Răng số 5 hay còn gọi là răng tiền hàm thứ hai, là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 5 trên cung hàm, tính từ răng cửa tính vào. Chiếc răng này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn và duy trì thẩm mỹ khuôn mặt.
Răng số 5 bị mất đi sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: giảm khả năng ăn nhai, lệch khớp cắn, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc phục hồi răng sớm sẽ duy trì sức khỏe răng miệng và sự tự tin trong giao tiếp.
Răng số 5 là răng nào?
Răng số 5 là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 5 trên cung hàm, tính từ răng cửa tính vào. Chiếc răng này còn có tên gọi là răng tiền hàm thứ hai, nằm ở giữa răng tiền hàm thứ nhất (răng số 4) và răng hàm thứ nhất (răng số 6). Mỗi người trưởng thành thường sẽ có tổng cố 4 răng số 5, chia đều cho hai bên hàm trên và hàm dưới.
Răng số 5 có kích thước vừa phải, hình dạng thuôn dài, trông như mũ nấm, bề mặt răng có các rãnh nhỏ giúp nhai nghiền thức ăn. Răng này thường chỉ có 1 chân, một số trường hợp có 2 chân răng nhưng tỷ lệ không nhiều. Tùy vào từng chiếc răng khác nhau mà răng số 5 sẽ có từ 1 - 2 ống tủy.
Về chức năng, răng số 5 đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trước khi chuyển sang quá trình tiêu hóa. Mặc dù không đóng vai trò nhai chủ lực nhưng răng số 5 giúp cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn, hỗ trợ răng hàm lớn thực hiện chức năng nhai. Ngoài ra, răng này còn hỗ trợ thẩm mỹ, góp phần duy trì hình dáng khuôn mặt và cân bằng khớp cắn.
Mất răng số 5 gây nên những hậu quả gì?
Mất răng số 5 không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng nhau mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Dưới đây là một số hậu quả khi mất răng số 5 mà bạn có thể không ngờ đến.
Giảm khả năng ăn nhai
Răng số 5 là răng tiền hàm, có vai trò xé, nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ để răng hàm lớn nghiền nát thức ăn được dễ dàng hơn. Do đó, mất răng này khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, giảm hiệu quả tiêu hóa và có thể gây áp lực lớn hơn lên các răng còn lại. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa, kèm theo đó là tình trạng kén ăn, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Tiêu xương hàm
Mất răng lâu ngày có thể khiến xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu dần do không còn lực kích thích từ răng. Thông thường, sau khoảng 3 tháng mất răng, xương hàm sẽ dần bị tiêu biến. Điều này dẫn đến tụt nướu, ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt, gây hiện tượng má hóp, gương mặt già nua.
Lệch khớp cắn
Khi răng số 5 bị mất, các răng xung quanh có thể di chuyển vào khoảng trống, dẫn đến sai lệch khớp cắn. Điều này làm tăng nguy cơ mài mòn răng, đau nhức khớp thái dương hàm và khó khăn khi nhai.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Bên dưới răng sẽ có hệ thống dây thần kinh. Các dây thần kinh này rất nhạy cảm, chỉ cần một va chạm nhẹ là có thể gây ra biến chứng. Việc mất răng số 5 có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh này, từ đó dễ gặp hiện tượng đau đầu, đau thái dương, nghiêm trọng hơn là tê nửa đầu vai gáy…
Tăng nguy cơ các bệnh răng miệng
Khoảng trống do mất răng là nơi dễ tích tụ thức ăn và vi khuẩn, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý răng miệng khác.
Khi nào nên nhổ răng số 5?
Răng số 5 đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai và thẩm mỹ. Do đó, khi chiếc răng này gặp vấn đề, các bác sĩ thường sẽ ưu tiên áp dụng các phương pháp phục hồi và bảo tồn thay vì nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc, răng số 5 cần phải loại bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Trong đó có thể kể đến các trường hợp như:
- Sâu răng nghiêm trọng: Khi răng số 5 bị sâu nặng, tổn thương đến tủy và không thể điều trị bằng các biện pháp như hàn trám hay chữa tủy, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ.
- Nhiễm trùng hoặc viêm nặng: Trường hợp răng số 5 bị viêm nhiễm lan rộng gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe tổng thể, cần phải nhổ bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
- Gãy vỡ hoặc lung lay không thể phục hồi: Cần phải nhổ bỏ răng số 5 nếu như răng bị chấn thương nặng, dù đã áp dụng các biện pháp như trám răng hoặc bọc sứ nhưng không mang lại hiệu quả.
- Răng mọc ngầm hoặc mọc lệch: Răng số 5 mọc sai vị trí, gây áp lực lên các răng xung quanh hoặc tạo điều kiện cho u nang và nhiễm trùng phát triển dưới nướu.
- Phục vụ chỉnh nha: Trong quá trình niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng số 5 để tạo khoảng trống giúp các răng còn lại di chuyển thuận lợi, đạt được khớp cắn chuẩn.
Giải pháp phục hồi khi mất răng số 5
Việc phục hồi khi mất răng số 5 là rất quan trọng. Tùy vào tình trạng và mong muốn của từng khách hàng mà có thể tham khảo một số giải pháp như:
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phổ biến trong việc phục hồi răng đã mất. Phương pháp này sử dụng các răng khỏe mạnh bên cạnh răng mất làm trụ để nâng đỡ cầu răng. Theo đó, bác sĩ sẽ mài các răng này (răng số 4 và răng số 6), sau đó thiết kế cầu răng sứ gồm 3 răng và gắn lên trên trụ răng thật đã mài.
Cầu răng sứ giúp phục hồi khả năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ đáng kể. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bác sĩ sẽ phải mài một phần răng thật của các răng trụ để gắn cầu răng. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc và sức khỏe của răng trụ nếu không thực hiện cẩn thận. Cầu răng sứ cũng không ngăn được hiện tượng tiêu xương hàm tại vị trí mất răng.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép implant là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay trong việc khôi phục răng mất. Implant là một trụ titanium được cấy vào xương hàm để thay thế răng mất. Sau khi trụ Implant đã ổn định với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn một chiếc răng sứ lên trên, hoàn toàn giống như răng thật.
Ưu điểm của cấy ghép Implant là khả năng phục hồi thẩm mỹ, chức năng nhai tốt như răng thật và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Phương pháp này không cần mài các răng bên cạnh và có tuổi thọ lâu dài, thậm chí duy trì đến trọn đời nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cấy ghép implant yêu cầu phẫu thuật và có chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.
Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là giải pháp phổ biến cho những ai không muốn can thiệp phẫu thuật hoặc có tình trạng sức khỏe không phù hợp để thực hiện các phương pháp khác. Răng giả tháo lắp bao gồm một bộ khung nhựa hoặc kim loại và các răng giả được gắn trên đó, có thể tháo lắp dễ dàng khi cần thiết.
Đây là phương pháp có chi phí thấp và không yêu cầu phẫu thuật, nhưng độ thẩm mỹ và tính ổn định không cao như cấy ghép implant hay cầu răng sứ. Răng giả tháo lắp có thể gây cảm giác không thoải mái khi sử dụng và dễ bị di chuyển trong miệng, gây tiêu xương hàm theo thời gian.
Răng số 5 không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, nếu không may bị mất răng số 5, bạn nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp phục hồi phù hợp, giúp duy trì sức khỏe toàn diện và sự tự tin trong cuộc sống. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm - Nha khoa tốt ở Sài Gòn để được tư vấn chi tiết và tận tình.