TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng bọc sứ bị đau - Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.200
Một số khách hàng gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị đau kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn không tìm ra nguyên nhân và kịp thời có biện pháp khắc phục, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Răng bọc sứ bị đau là tình trạng mà nhiều khách hàng gặp phải sau khi thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng và có khá nhiều cách giảm đau răng sau khi bọc sứ bạn có thể áp dụng, nếu xác định đúng nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến răng bọc sứ bị đau

Sau khi bọc răng sứ, hiện tượng răng bị ê buốt, đau nhức có thể xuất hiện trong 3 đến 5 ngày đầu tiên, điều này rất bình thường cho nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài và mức độ đau ngày càng tệ thêm, đặc biệt là mỗi khi ăn uống, thì bạn cần trở lại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra ngay.

Những nguyên nhân chính khiến cho răng bọc sứ bị đau như sau:

Răng và cơ địa nhạy cảm

Với những bạn có cơ địa nhạy cảm cũng như nền răng yếu, thì việc phải mài răng để bọc sứ sẽ dẫn tới tình trạng răng đau nhức, ê buốt kéo dài vài tuần sau khi hoàn thành bọc sứ. Sau đó, răng có thể tự động thích ứng và cảm giác ê đau sẽ giảm dần theo thời gian.

Không điều trị viêm tủy

Không điều trị triệt để viêm tủy răng trước khi bọc sứ

Nếu người bọc răng sứ bị viêm tủy nhưng bác sĩ không tiến hành điều trị, hoặc điều trị chưa triệt để trược khi tiến hành bọc sứ, sẽ khiến cho vết tủy viêm bị hoại tử, vi khuẩn lan đến dây thần kinh kích ứng và tạo ra những cơn đau dữ dội, thậm chí là đau nhức ở đầu.

Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để

Những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… cũng cần phải được điều trị dứt điểm trước khi bọc răng sứ. Nếu không vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công sâu vào phần tủy răng, gây ra nhiễm trùng, áp xe hoặc tệ hơn là rụng răng.

Bác sĩ phục hình sai kỹ thuật

Nếu bác sĩ không có đử kiến thức chuyên môn và tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, thì khi thực hiện phục hình răng sứ sẽ dễ xảy ra những sai sót. Như tỷ lệ mài răng sai, xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật hoặc gắn răng sứ lệch với khớp cắn, gây chèn ép phần cùi răng và những răng bên cạnh. Tình trạng đau răng sau bọc răng sứ, ê buốt răng là không thể tránh khỏi.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Không chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách

Khi ăn uống, bạn sử dụng quá nhiều đồ cứng dai hoặc quá nóng, lạnh ngay từ những ngày đầu sẽ khiến cho răng bọc sứ bị đau.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển và tấn công vào răng sứ.

Cách khắc phục khi bọc răng sứ bị đau

Bạn cần lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay dùng những biện pháp giảm đau mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này chỉ làm cho răng bọc sứ bị đau hơn, tác động đến hoạt động bình thường của răng nhiều hơn.

Khi bác sĩ tiến hành kiểm tra, nếu tình trạng đau nhức răng sứ xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý chưa được điều trị triệt để nêu trên như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, bác sĩ sẽ có giải pháp xử lí phù hợp.

Chẳng hạn như nguyên nhân bọc răng sứ bị đau từ bệnh lý viêm tủy chưa được điều trị thì bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt răng sứ cũ ra, chữa phần tủy rồi lấy lại dấu răng và làm một răng sứ mới.

Hoặc đối với trường hợp đau nhức vì răng sứ bị cộm, sai lệch khớp cắn thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành tháo ra và căn chỉnh lại sao cho chính xác, để mão sứ ôm sát vào cùi răng, tạo được cảm giác thoải mái khi ăn nhai.

Một số lưu ý khi chăm sóc sau khi bọc răng sứ

Để tránh răng bọc sứ bị đau, thứ bạn cần chú ý nhất là chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Điều này giúp răng sứ được duy trì bền lâu hơn. Cần kết hợp thực hiện các phương pháp chăm sóc răng sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp mỗi ngày

Chải răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng bám, tránh tình trạng hôi miệng nhưng lại không gây ảnh hưởng đến men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa để có thể làm sạch các kẽ răng, dùng nước súc miệng loại bỏ những vi khuẩn xấu trong khoang miệng.

Đến Nha Khoa gần đây cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để đảm bảo vôi răng, mảng bám không làm ảnh hưởng tới chân răng bọc sứ.

Chú ý không được dùng các thực phẩm quá cứng, dai vì sẽ dễ làm tổn thương đến cùi răng bên trong. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa như rau củ hay trái cây,…

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẽ trong bài viết về chủ đề răng bọc sứ bị đau. Nếu bạn mong muốn có một hàm răng tự nhiên, đều đặn không bị ê buốt thì đừng chần chừ mà hãy đến ngay Nha Khoa Nhân Tâm để được bác sĩ tư vấn và thực hiện.