TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy trình niềng răng chuẩn y khoa

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,093
Hiện nay, ngày càng nhiều khách hàng tìm đến niềng răng (chỉnh nha) - phương pháp khắc phục khuyết điểm và sức khoẻ răng miệng hiệu quả nhất. Ngoài ra còn mang đến hàm răng mới, chắc khoẻ và đều đẹp. Và quy trình niềng răng được diễn ra như thế nào? Trước và sau khi niềng răng cần lưu ý điều gì không? Hãy cùng nhau theo dõi thông tin qua bài viết sau đây!

Quy trình niềng răng có diễn ra phức tạp hay không? Thông thường, niềng răng sẽ kéo dài trong khoảng 18 - 24 tháng tuỳ vào tình trạng răng của mỗi khách hàng. Trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ trải qua từng bước thực hiện khác nhau.

Trường hợp nên niềng răng

Niềng răng không chỉ giúp làm đẹp hơn mà còn cải thiện được sức khoẻ răng miệng và phòng ngừa các biến chứng bất thường do răng xô lệch hay sai khớp cắn gây ra. Nếu răng của bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì hãy nghĩ ngay đến việc niềng răng để sở hữu hàm răng đều đẹp cùng nụ cười tự tin và rạng ngời.

Răng chen chúc, khấp khểnh

Răng mọc khấp khểnh, chìa ra, thụt vào, các răng mọc chồng lên nhau gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, các vụn thức ăn giắt lại trong kẽ răng và khó vệ sinh. Lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành nên các mảng bám và gây sâu răng, hôi miệng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng.

Răng thưa, hở kẽ

Tuỳ từng người mà mức độ thưa (giữa các răng có khoảng trống) sẽ khác nhau. Răng thưa không chỉ khiến việc phát âm trở nên khó khăn hơn mà còn khiến khuôn mặt bị thiếu thẩm mỹ, tự ti khi sinh hoạt, giao tiếp.

Việc niềng răng thưa sẽ ít tốn thời gian cũng như chi phí ít tốn kém hơn so với các trường hợp khác.

Răng thưa, hở kẽ

Răng hô

Một trong hai hàm răng (trên/dưới) chìa ra, thụt vào gây cảm giác mũi gãy, trán lệch,... mất thẩm mỹ. Có trường hợp hô nặng, răng thậm chí chìa ra khỏi môi.

Răng móm

Đặc điểm: hàm dưới chìa ra, hàm trên thụt vào. Khi nhìn nghiêng sẽ tạo cảm giác mặt bị gãy, thậm chí có nhiều trường hợp móm nặng khiến mặt giống như “ lưỡi cày".

Khớp cắn ngược

Hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra che phủ hàm trên và gây nên tình trạng mặt lưỡi cày.

Khớp cắn sâu

Khi cắn chặt 2 hàm, hàm trên che phủ mất hàm dưới khiến cằm của bạn bị ngắn đi đáng kể, gương mặt vì vậy và thiếu cân đối, hài hoà.

Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Cùng tham khảo quy trình niềng răng tại Nha khoa Nhân Tâm nhé!

Bước 1: Khám tổng quan, chụp phim

Bạn sẽ được thăm khám trực tiếp về các vấn đề răng miệng đang gặp phải. Sau đó tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng một cách chi tiết và chuẩn xác nhất, tìm ra nguyên nhân khiến răng bị móm, hô, thưa, sai khớp cắn,...

Bước 2: Tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị

Khách hàng sẽ được giải thích, phân tích chi tiết các vấn đề đang gặp phải là gì, nguyên nhân do đâu và hướng giải quyết như thế nào là phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu

Sau khi thống nhất phác đồ và ký hợp đồng điều trị, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng (lấy cao răng, đánh bóng răng). Qua đó đảm bảo môi trường khoang miệng sạch sẽ, giúp các bước tiếp theo diễn ra thuận lợi và tránh được những nguy hại tiềm ẩn đến sức khoẻ.

Khi quá trình vệ sinh răng miệng hoàn thành, bạn sẽ được lấy dấu hàm. Mẫu hàm cùng được dùng để so sánh sự thay đổi của răng trước và sau niềng là như thế nào.

Bước 4: Gắn mắc cài

Mắc cài sẽ được gắn hoàn tất trên 2 hàm và việc ăn nhai đã ổn định hơn. Bạn sẽ được nha sĩ đưa ra lời khuyên và cách chăm vệ sinh răng miệng đúng cách.

Gắn mắc cài

Bước 5: Tái khám định kỳ

Sau 4 - 6 tuần, bạn sẽ được đặt lịch hẹn tái khám để nha sĩ điều chỉnh lại niềng răng nếu cần. Trong những lần hẹn sau đó, bạn nên đến đúng hẹn để quy trình niềng răng được đảm bảo diễn ra theo đúng phác đồ điều trị.

Thời gian chỉnh nha trung bình mất khoảng 2 năm. Hãy kiên nhẫn và chăm sóc răng miệng thật tốt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bước 6: Tháo niềng, đeo hàm duy trì

Sau thời gian đủ để hàm có sự ổn định, bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để trắng răng xô lệch, dịch chuyển về vị trí cũ. Điều này rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả niềng răng của bạn sau này. Tốt nhất bạn nên đeo hàm duy trì bằng với thời gian đeo niềng để đạt được hiệu quả tối đa.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài trong suốt và những điều cần biết

Những lưu ý trước và sau khi niềng răng

Trước khi niềng răng cần:

  • Xác định rõ tình trạng răng miệng của bản thân để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất cho mình.
  • Tìm hiểu trước các phương pháp niềng để phù hợp với điều kiện của bản thân.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng, đầy đủ cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, đội ngũ chuyên môn cùng tay nghề cao.

Lưu ý trước khi niềng răng

Sau khi niềng răng nên chú ý:

  • Vệ sinh và chăm sóc răng miệng để tránh thức ăn bám vào mắc cài, dây cung hình thành mảng bám gây sâu răng, hôi miệng cũng như các bệnh về nướu. Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp thêm bàn chải kẽ và nước súc miệng hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, tránh các đồ ăn cứng, dai, dẻo. Vừa khiến răng sử dụng nhiều lực khi nhai, vừa tăng khả năng tuột, bung mắc cài. Nên sử dụng thức ăn mềm, bổ sung vitamin và chất xơ,... Tốt nhất bạn nên cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn.
  • Tuân thủ lời dặn của nha sĩ.

Niềng răng là một quá trình dài và cần rất nhiều cố gắng, kiên trì của bạn. Tuy nhiên những gì bạn nhận lại sau quy trình niềng răng này sẽ hoàn toàn xứng đáng và bạn sẽ trở nên tự tin hơn rất nhiều!