TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng răng bị lung lay có ảnh hưởng gì không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,389
Răng bị lung lay khi chỉnh nha là trường hợp rất ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng này thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vậy niềng răng răng bị lung lay là do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Niềng răng chỉnh nha chính là một phương pháp trong nha khoa, giúp dịch chuyển răng bằng cách sử dụng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và khớp cắn đều đặn.

Nguyên nhân khiến răng bị lung lay khi niềng răng

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp thẩm mỹ trong nha khó, giúp điều trị các trường hợp răng mọc lệch lạc, móm, hô, sai khớp cắn một cách hiệu quả. Cơ chế hoạt động dựa trên lực kéo của các khí cụ chỉnh nha làm dịch chuyển các răng trên cung hàm dần dần về vị trí đúng, đều đẹp nhất.

Tuy nhiên, có một số trường hợp niềng răng thất bại không giúp hàm răng thẩm mỹ hơn mà còn khiến răng bị lung lay khi niềng, nguyên nhân chủ yếu là do:

Kế hoạch chỉnh nha sai lệch

Kế hoạch điều trị đóng vai trò quyết định đến kết quả chỉnh nha của bạn. Vì vậy, nếu bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng răng miệng, lên phác đồ điều trị không chính xác sẽ khó mang lại kết quả như ý muốn, thậm chí còn khiến răng bị sai lệch nhiều hơn và làm răng lung lay khi chỉnh nha.

Niềng răng không theo đúng quy trình

Khi bác sĩ thực hiện niềng răng cần đảm bảo theo sát quy trình tiêu chuẩn để lực kéo của mắc cài được điều chỉnh phù hợp. Lực kéo quá ít sẽ không mang đến hiệu quả cao nhưng nếu quá mạnh sẽ khiến răng bị lung lay và làm răng yếu đi khi niềng. Ngoài ra, việc thay lực kéo sai thời điểm cũng sẽ khiến răng bị xô đẩy, chèn ép, lung lay.

Tháo niềng quá sớm

Việc bác sĩ chỉ định tháo niềng sớm và kết thúc quá trình điều trị khi răng chưa ổn định tại vị trí mới cũng là một trong những nguyên nhân làm răng bị lung lay.

Nguyên nhân khiến răng bị lung lay khi niềng răng là gì?

Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng

Nếu các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu chưa được giải quyết triệt để sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn khi niềng răng và khiến quá trình chỉnh nha bị ảnh hưởng, răng cũng yếu hơn.

Do thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc chăm sóc răng niềng rất quan trọng, bởi nếu thực hiện vệ sinh không đúng cách có thể làm bung sút dây cung, mắc cài, gây ảnh hưởng đến lực kéo của răng.

Do nền răng yếu

Nếu bản chất của răng yếu mà vẫn lựa chọn chỉnh nha thì có nguy cơ khiến răng bị lung lay, thậm chí là gãy rụng.

Xem thêm: Ê răng khi niềng răng và cách khắc phục bạn cần biết

Răng bị lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì?

Răng bị lung lay khi niềng có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng của bạn, tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà việc niềng răng sẽ làm răng lung lay mức độ nặng hay nhẹ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Niềng răng sai kỹ thuật: gây tổn thương làm viêm tủy, đau hàm trong thời gian dài. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng lung lay nghiêm trọng hơn.
  • Nếu dùng lực quá mạnh khi chỉnh nha sẽ khiến xương ở răng bị tiêu, tụt nướu gây ra nhiều hệ lụy khác như sai khớp cắn, phải nhổ bỏ răng,…
  • Răng bị lung lay khi niềng khiến chức năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng, ở mức độ nặng có thể gây tác động xấu đến dạ dày và hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày.
  • Dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng do việc vệ sinh khó khăn khi răng lung lay, ở diễn biến nặng có thể làm hạn chế chức năng ăn nhai và làm hỏng răng.
  • Răng rụng sớm là một nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhận thấy răng lung lay khi niềng, lúc này răng đang yếu và việc siết lực chỉnh nha có thể làm răng bị gãy, vỡ.

Răng bị rụng sớm là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra nếu răng bị lúc lay khi niềng

Khắc phục tình trạng răng bị lung lay khi niềng như thế nào?

Niềng răng làm răng lung lay là một thất bại lớn đối với cả bác sĩ lẫn khách hàng, vì là biểu hiện cho thấy việc thực hiện niềng răng sai cách cũng như cách chăm sóc răng miệng khi niềng không được đảm bảo. Tình trạng răng lung lay nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nhiều nguy cơ răng miệng. Do đó, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào khi chỉnh nha cũng như đau nhức kéo dài, bung sút mắc cài,… bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Nếu bác sĩ phát hiện các bệnh lý về răng phát sinh trong quá trình chỉnh nha sẽ chỉ định điều trị triệt để trước khi tiếp tục niềng răng cho bạn. Qua đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết với mức độ phù hợp hơn, để răng ổn định trở lại, sau đó mới thực hiện niềng răng lại.

Niềng răng chỉnh nha tại Nha khoa Nhân Tâm

Trong trường hợp răng bị lung lay khi niềng quá nặng, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của răng để quyết định có nên nhổ răng hay không. Nhổ răng lúc này sẽ giúp quá trình niềng răng kế tiếp diễn ra thuận lợi hơn, việc dịch chuyển răng cũng sẽ dễ dàng hơn vì không phải chen chúc trên cung hàm. Bên cạnh đó, nếu chiếc răng nhổ bỏ đã trở về đúng vị trí thì bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng mới để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khách hàng.

Như vậy, nếu lựa chọn niềng răng ở địa chỉ nha khoa uy tín thì bạn sẽ không cần băn khoăn niềng răng có làm răng lung lung hay yếu đi không. Hãy lưu ý đến những yếu tố như tay nghề của bác sĩ thực hiện, thiết bị nha khoa và vật liệu chỉnh nha để yên tâm quá trình niềng răng an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống trong suốt quá trình điều trị và thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.