TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Ê răng khi niềng răng và cách khắc phục bạn cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 793
Ê răng khi niềng răng là dấu hiệu thường gặp, đặc biệt là trong thời gian đầu khi răng chưa quen với lực nắn kéo. Tuy nhiên điều này vẫn khiến nhiều khách hàng lo ngại không rõ nguyên nhân là vì đâu và làm sao để khắc phục. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

Trong thời gian đầu đeo niềng, bạn có thể cảm thấy ê buốt, đau nhức bởi răng chưa quen với lực tác động. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày và bạn lại có thể sinh hoạt, ăn uống như bình thường.

Nếu tình trạng ê răng khi niềng răng diễn ra trong thời gian dài thì có thể là do kỹ thuật niềng chưa đúng, chăm sóc răng sai cách, khí cụ nha khoa kém chất lượng hoặc do nền răng của bạn yếu,…

Tại sao lại có hiện tượng ê răng khi niềng răng?

Niềng răng là biện pháp nha khoa thẩm mỹ giúp bạn có được hàm răng đều đẹp và đúng khớp cắn, khắc phục hoàn toàn các tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc, hô móm,… Khi chỉnh nha, bạn cần sử dụng một số khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng để tạo lực kéo, đưa răng về vị trí mong muốn trên cung hàm.

Vì vậy, trong thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy ê buốt, đau nhức bởi răng chưa quen với lực tác động. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày và bạn lại có thể sinh hoạt, ăn uống như bình thường.

Nếu tình trạng niềng răng bị ê nhức diễn ra trong thời gian dài thì có thể bạn đã gặp các sự cố như:

Niềng răng sai kỹ thuật

Ca chỉnh răng có thành công không tùy thuộc phần lớn vào kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ. Nếu tạo lực siết không thích hợp hoặc siết răng sai thời điểm có thể làm giảm hiệu quả hoặc niềng răng bị hỏng. Lúc này, bạn không chỉ thấy ê răng khi niềng răng mà còn có nguy cơ lung lay hoặc gãy rụng răng.

Khí cụ kém chất lượng

Nếu các mắc cài gắn cố định trên răng không đảm bảo tốt cường độ chịu lực thì lực ma sát trên răng có thể tăng lên khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức kéo dài.

Khí cụ chất lượng kém có thể gây ê răng khi niềng răng

Chăm sóc răng không đúng cách

Nếu người niềng răng chủ quan, chăm sóc răng không cẩn thận cũng sẽ dẫn đến niềng răng bị ê nhức. Ví dụ như việc ăn thức ăn cứng, dai khi đeo niềng, ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng, nhiều axit hoặc vệ sinh răng không đúng cách, đánh răng quá mạnh khiến răng bị đau trong khi niềng.

Nền răng yếu

Với những người có nền răng yếu thì bất cứ tác động nào lên răng cũng có thể khiến răng bị đau nhức, ê buốt, nhất là khi đeo niềng. Vì niềng răng cần tác động lực lên răng để di chuyển chúng về đúng vị trí. Nếu răng bạn vẫn đủ khả năng chịu lực thì hiện tượng ê răng sẽ chỉ diễn ra trong 1 đến 2 tuần đầu tiên.

Làm sao để phòng tránh ê răng khi niềng răng

Để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, hạn chế ê nhức, bạn nên chú ý tới các vấn đề sau đây.

Lựa chọn trung tâm niềng răng uy tín

Trước khi đưa ra quyết định, hãy tìm hiểu và lựa chọn các phòng khám nha khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để giúp bạn kiểm soát tốt lực tác động trên răng, hạn chế đau nhức và bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, trung tâm nha khoa phải được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, nhằm hỗ trợ và giúp việc chỉnh nha đạt hiệu quả cao.

Tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ

Tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để tránh niềng răng bị ê nhức

Bác sĩ luôn là người đi cùng với bạn trong suốt quá trình điều trị và sẽ có các chỉ dẫn cụ thể về chế độ ăn và chăm sóc răng để bạn niềng răng nhẹ nhàng nhất. Vì vậy, hãy chú ý tuân thủ hướng dẫn này để tránh niềng răng bị ê nhức.

Cách khắc phục ê răng khi niềng răng

Niềng răng bị ê nhức có thể xảy ra trong thời gian đầu do răng chưa quen với lực nắn kéo và cảm giác cộm vướng trên răng do gắn mắc cài. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm đau tại nhà:

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đánh răng với các loại kem giảm ê buốt.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, ưu tiên các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ít phải nhai.
  • Vệ sinh răng đúng cách hàng ngày.

Bài viết hữu ích: Niềng răng 2 lần có nên không? Chi phí thế nào? Ở đâu tốt?

Trên đây là các chia sẻ của Nha khoa Nhân Tâm về chủ đề “ê răng khi niềng răng”. Nếu cần thêm thông tin gì, bạn có thể liên hệ với Nhân Tâm qua số điện thoại 1900 56 5678 – 0338 56 5678 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.