TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng mắc cài sứ có mấy loại? Thực hiện như thế nào

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.000
Niềng răng mắc cài sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn. Thay vì sử dụng khí cụ chỉnh nha bằng kim loại, mắc cài được làm bằng sứ có màu sắc trắng tương đồng với màu của răng, đem lại tính thẩm mỹ cao sau khi được gắn lên mặt trước của răng cùng với dây cung.
Niềng răng mắc cài sứ được xem là một bước tiến mới trong lĩnh vực chỉnh nha, nhờ đem đến nụ cười đều đẹp, dịch chuyển các răng mọc lệch về đúng với khớp cắn hoàn hảo. Các mắc cài được làm từ chất liệu sứ an toàn, tính thẩm mỹ cao.

Niềng răng mắc cài sứ có mấy loại?

Cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài sứ cũng có hai loại: mắc cài sứ truyền thống và tự buộc.

Mắc cài sứ truyền thống

Niềng răng truyền thống có cấu tạo bao gồm dây cung được làm từ niken trong suốt luồn qua các rãnh mắc cài chất liệu bằng sứ, sau đó được cố định bằng dây thun.

Với cấu trúc này dây cung sẽ đặt cố định và cứ sau khoảng 3 đến 4 tuần khách hàng sẽ phải quay lại cơ sở nha khoa để chỉnh lại dây cung.

Mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài sứ thông minh cho phép mắc cài có thể tự động đóng mở dựa trên hoạt động thực tế của dây cung. Do vậy khi răng di chuyển thì dây cung cũng có thể tự động trượt theo, từ đó giúp lực kéo của răng đều hơn, giảm thời gian chỉnh nha và số lần phải tái khám.

Cũng có một số nghiên cứu cho rằng với cơ chế tự đóng mở này thì ma sát giữa dây cung và mắc cài sẽ được giảm thiểu tối đa, từ đó cảm giác đau nhức và khó chịu cho khách hàng cũng giảm đi.

Các loại dây cung

Những loại dây cung thường sử dụng

Thực tế nếu đã chọn niềng răng mắc cài sứ thì dây trong suốt thường là lựa chọn đi kèm theo. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khách hàng vẫn sử dụng dây cung kim loại.

Dây cung trong

Là loại dây cung được làm từ niken trong nên sẽ có màu trắng hoặc gần tương tự như màu răng. Do vậy khi sử dụng niềng răng sứ dây trong, người đối diện sẽ rất khó để nhận ra sự hiện diện của hệ thống mắc cài trên răng.

Tuy nhiên độ bền của dây cung trong suốt khá thấp và dễ vỡ, đặc biệt là ở hàm dưới, nơi thường xuyên chịu áp lực từ hoạt động ăn nhai, dây cung trong sẽ dễ bị tổn hại khi ăn phải thức ăn cứng.

Nhưng đó chỉ là vấn đề cách đây 5 năm trước, ngày nay với công nghệ tiên tiến thì đã có rất nhiều loại mắc cài sứ dây trong có khả năng chống gãy vỡ tốt hơn trước đây rất nhiều.

Mắc cài sứ dây kim loại

Là loại dây cung được làm từ kim loại thông thường, dây cung kim loại có khả năng chống chịu lực lớn rất tốt nhưng lại dễ bị chú ý mỗi khi cười hoặc giao tiếp.

Niềng răng mắc cài sứ với dây cung kim loại

Để khắc phục được nhược điểm này, ngày nay có khá nhiều loại dây cung kim loại có màu trắng hoặc bạc nhằm cải thiện tính thẩm mỹ. Do vậy dù không bằng dây cung trong suốt nhưng ít nhiều cũng khó bị chú ý hơn.

Quy trình niềng răng

Thông thường một quy trình niềng răng mắc cài sứ sẽ bao gồm các bước sau:

Thăm khám lâm sàng

Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác chỉnh nha nào, các bác sĩ đều phải tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Các phương pháp như chụp X-quang xương hàm, lấy dấu răng, sử dụng các phần mềm phân tích để xác định chính xác vấn đề về răng của khách hàng.

Lập phác đồ điều trị

Từ các phân tích và kết quả thăm khám có được, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho khách hàng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ giải thích, tư vấn cho khách hàng vấn đề cần chỉnh nha, phương pháp cũng như thời gian điều trị, loại mắc cài nên sử dụng…

Chuẩn bị trước khi niềng

Vệ sinh răng miệng trước khi niềng

Trước khi đi vào quy trình niềng răng mắc cài sứ, Bác sĩ tiến hành cạo vôi răng, vệ sinh sạch sẽ răng miệng để loại bỏ hết các yếu tố gây ra vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, nếu có các tình trạng răng bị vỡ, mẻ thì phải được xử lý triệt để.

Bước này nhằm đảm bảo hàm răng của khách hàng có sức khỏe tốt nhất trước khi niềng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa phát sinh khác.

Lắp mắc cài và dây cung

Bác sĩ lắp các khí cụ chuyên khoa chỉnh nha như hệ thống mắc cài, dây cụng, hộp tự đóng để niềng răng. Sau đó các bác sĩ sẽ dặn dò các vấn đề mà khách hàng cần chú ý như về cách vệ sinh, ăn uống…

Hẹn lịch tái khám

Dựa theo phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra lịch hẹn mà khách hàng phải quay lại phòng khám nha khoa để điều chỉnh dây cung và mắc cài.

Khi tái khám, các Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các mắc cài, mức độ thay đổi, lực kéo và nhiều yếu tố khác để có sự điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.

Trường hợp nên niềng răng mắc cài sứ

Dưới đây là các nhóm đối tượng phù hợp để sử dụng niềng răng mắc cài sứ:

Răng khấp khểnh nặng

  • Răng bị khấp khểnh, chen chúc, thưa kẽ, hô vẩu hoặc móm.
  • Sai lệch khớp cắn.
  • Trường hợp bất tương quan ở xương hàm như hàm trên bị nhô hơn hàm dưới hoặc hàm dưới nhô hơn hàm trên, hàm trên hẹp, hàm dưới lệch qua bên phải hoặc trái làm khuôn mặt bị méo, cười hở nướu nhiều.
  • Khách hàng muốn niềng răng mắc cài nhưng lại bị dị ứng với kim loại.
  • Đặc biệt, niềng răng sứ mắc cài phù hợp với khách hàng thường xuyên giao tiếp, cần duy trì tính thẩm mỹ trong suốt quá trình đeo niềng răng.

Hy vọng, với chia sẻ trên của bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về niềng răng mắc cài sứ. Để có sự chuẩn bị về tài chính cũng như tinh thần khi điều trị, bạn hãy tới trực tiếp Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ nhé.