TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng – Liệu có đau như bạn nghĩ?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,828
Nhiều người vẫn đang e dè về phương pháp niềng răng bởi vẫn còn đang thắc mắc: “Niềng răng có đau không?”. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để tìm lời giải đáp cho mình nhé!

Nếu bạn bị các khiếm khuyết về răng như hô, móm, răng lệch lạc, răng thưa,… thì niềng răng là một trong các giải pháp an toàn giúp nắn chỉnh răng trở nên thẳng đều và đẹp.

Theo Bác sĩ Trần Thị Nga – Giám đốc chuyên môn tại Nha khoa Nhân Tâm, mặc dù việc niềng răng có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu vì phải bắt đầu làm quen với các khí cụ lạ bên trong miệng, nhưng thật ra trải nghiệm này sẽ không hề đau như bạn nghĩ nếu như có sự chuẩn bị chu đáo, tìm hiểu thông tin kĩ lưỡng cũng như tùy cơ địa chịu đau của mỗi người.

Niềng răng là một giải pháp thẩm mỹ giúp điều chỉnh các sai lệch của răng mà không gây “xâm lấn” đến xương hàm, nướu và răng (trừ trường hợp răng mọc ngầm). Phương pháp này không chỉ sắp xếp trật tự các răng về đúng vị trí mà còn đưa khớp cắn về tương quan chuẩn, từ đó khắc phục tình trạng hô, móm, răng lệch lạc,…

Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không là thắc mắc của nhiều người

Theo các chuyên gia, thực chất niềng răng không tạo ra “xâm lấn” nào nên cảm giác đau nhiều khi niềng răng là không thể xảy ra. Cảm giác mà bệnh nhân niềng răng phải trải qua được bác sĩ chuyên môn miêu tả là sự căng tức và ê nhức nhẹ do các răng đang dịch chuyển trên cung hàm nhờ các khí cụ niềng răng.

Xem thêm: Niềng răng thưa mất bao lâu để răng đều đẹp?

Tại sao niềng răng lại đau?

Bạn có biết? Đau khi niềng răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Độ tuổi

Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là 9-16 tuổi. Lúc này, xương hàm và răng bắt đầu phát triển và chưa hoàn thiện, mô răng còn mềm nên việc sử dụng các khí cụ chỉnh nha tác động vào răng giúp sắp xếp và nắn chỉnh các răng một cách dễ dàng, ít gây đau. Bên cạnh đó, thời gian điều trị cũng được rút ngắn và tiết kiệm tối đa chi phí.

Với công nghệ kĩ thuật tiên tiến, hiện nay niềng răng đã có thể áp dụng với người trưởng thành. Tuy nhiên, thời gian nắn chỉnh lâu hơn do xương hàm đã phát triển ổn định, đồng thời có thể cảm thấy khó chịu hơn so với khi niềng răng trong độ tuổi lý tưởng.

Độ tuổi từ 9-16 tuổi thích hợp nhất để niềng răng

Độ lệch lạc của răng

Cảm giác đau khi niềng răng là một cảm giác phổ biến mà ai niềng răng cũng sẽ trải qua. Nếu răng lệch lạc nhiều, bác sĩ dùng lực kéo để xoay lại răng vào đúng vị trí sẽ khiến bạn bị đau hơn so với những răng ít lệch lạc. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ giảm dần và hết sau 2-3 ngày sau mỗi lần Bác sĩ siết khí cụ.

Tùy vào răng lệch ít hay nhiều, bác sĩ sẽ có phuơng pháp phù hợp

Kĩ thuật của Bác sĩ

Niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề Bác sĩ và công nghệ niềng răng được sử dụng tại nha khoa. Bác sĩ sẽ là người chịu trách nhiệm và giảm tình trạng đau nhức đến mức thấp nhất cho bệnh nhân niềng răng.

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng nền răng và xương của bệnh nhân để sử dụng lực kéo phù hợp. Nếu bệnh nhân có nền răng quá yếu, bác sĩ sẽ giảm lực kéo của dây cung lại để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, giảm lực kéo đồng nghĩa với việc thời gian niềng răng sẽ lâu hơn bình thường.

Niềng răng có đau hay không còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ

Cách giảm đau cho người niềng răng

Khi bắt đầu niềng răng, các răng sẽ dịch chuyển thì ít nhiều bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi ê nhức trong khoảng từ 3-4 ngày. Để giảm thiểu tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để làm giảm cơn đau.

  • Ngậm và súc miệng với nước muối ấm có thể làm dịu cơn đau một cách hiệu quả.
  • Chườm túi đá lên má để giảm đau khi niềng răng.
  • Khi đeo niềng thì bạn sẽ gặp phải tình trạng mắc cài chà sát vào các mô mềm bên trong miệng gây đau, lở loét. Để bảo vệ các mô trong miệng bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha. Đây là một biện pháp giảm đau tạm thời, bạn hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu cần sử dụng.

Chườm túi đá lên má là cách làm giảm cơn đau phổ biên nhất

  • Với trường hợp cấp thiết khi bạn quá đau, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng aspirin để giảm đau nhanh chóng.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai khi mới bắt đầu niềng răng để tránh bị đau và hạn chế sút mắc cài.
  • Sử dụng ngón tay massage nhẹ nhàng cho nướu răng tạo cảm giác dễ chịu, giảm cơn đau do răng bị siết chặt và di chuyển.

Theo Bác sĩ Trần Thị Nga - Giám đốc chuyên môn tại Nha khoa Nhân Tâm, răng niềng rất dễ bị sâu răng do sự có mặt của các mắc cài làm cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.

Bác Sĩ Trần Thị Nga – Giám đốc chuyên môn tại Nha Khoa Nhân Tâm

Lưu ý quan trọng khi niềng răng đó là chải răng sạch sẽ bằng bàn chải kẽ, dùng kem đánh răng chứa nhiều Flour, sử dụng chỉ tơ nha khoa tốt, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch mảng bám trên mắc cài và dây cung để răng miệng được khỏe mạnh. Đó là một trong những điều tất yếu làm giảm cảm giác đau khi mang niềng răng.

Bài viết trên chia sẻ về niềng răng có đau không. Nếu có nhu cầu điều trị hoặc có thắc mắc về phương pháp niềng răng, vui lòng gọi Hotline 1900 56 5678 hoặc đến phòng khám để được chuyên gia của Nha khoa Nhân Tâm thăm khám và tư vấn.