Răng khểnh chính là chiếc răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm. Răng này thực hiện chức năng xé nhỏ thức ăn. Nếu răng nanh mọc hơi chìa ra bên ngoài thì được gọi là răng khểnh.
Khi răng nanh mọc chìa ra tạo thành răng khểnh thì chúng không còn thực hiện đúng chức năng của mình vì làm sai lệch khớp cắn.
Bên cạnh đó, răng khểnh còn gây ra nhiều điều phiền toái như giắt thức ăn, khó vệ sinh, trong trường hợp mức độ chìa quá nghiêm trọng thì sẽ không tạo nên nụ cười duyên dáng mà thay vào đó là một nụ cười kém thẩm mỹ.
Niềng răng khểnh được thực hiện như thế nào?
Hiện nay phương pháp niềng răng khểnh được ứng dụng phổ biến nhất chính là niềng răng bằng mắc cài. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung, thun chỉnh nha gắn lên răng để tạo lực kéo răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài hiệu quả cho tất các các mức độ răng khểnh, chi phí phải chăng và thời gian thực hiện không quá lâu.
Quy trình niềng răng khểnh được thực hiện như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, cho bệnh nhân chụp các loại phim X-quang cần thiết để khảo sát răng và cấu trúc xương hàm và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Bệnh nhân được tư vấn kỹ lưỡng về trường hợp của mình, lộ trình điều trị, chi phí, thời gian dự kiến.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và tách kẽ
Khi bệnh nhân đồng ý niềng răng, Bác sĩ sẽ cạo vôi răng và điều trị các bệnh răng miệng nếu có. Tiếp đến, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để Bác sĩ thực hiện tách kẽ răng.
Bước 3: Gắn mắc cài
Khoảng 1 tuần sau khi tách kẽ, bệnh nhân đến nha khoa để gắn mắc cài cố định trên răng. Hệ thống mắc cài, dây cung, thun chỉnh nha sẽ phối hợp với nhau và tạo thành lực kéo, đưa răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm.
Bước 4: Siết răng định kỳ và thực hiện các kỹ thuật khác
Thông thường với niềng răng mắc cài, một tháng bệnh nhân cần đến nha khoa 1 lần để điều chỉnh khí cụ và lực siết răng. Các kỹ thuật như nhổ răng, bắt vis, nong hàm… sẽ được thực hiện trong thời gian này theo liệu trình của Bác sĩ.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Sau thời gian khá dài làm bạn với những chiếc mắc cài thì Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng khi răng đã dịch chuyển về vị trí.
Để đảm bảo hiệu quả niềng răng, tránh việc răng bị chạy lại sau khi niềng thì bệnh nhân cần đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của Bác sĩ. Hàm duy trì dễ dàng sử dụng, nhỏ gọn, có thể tháo lắp nên sẽ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay các hoạt động khác của bạn.
Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?
Thời gian niềng răng khểnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, độ tuổi niềng răng, phương pháp niềng răng, tay nghề Bác sĩ… Thông thường, thời gian niềng răng trung bình mất khoảng 18-24 tháng.
Nha khoa Nhân Tâm là trung tâm niềng răng thẩm mỹ công nghệ cao tại TP.HCM, được nhiều Khách hàng lựa chọn trong suốt hơn 25 năm hoạt động.
Tại đây bạn sẽ được niềng răng với đội ngũ Bác sĩ hơn 25 năm kinh nghiệm, ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong thăm khám và điều trị như hệ thống chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số CT Cone Beam 3D, công nghệ chỉnh nha Vceph 3D, hệ thống phân tích – thẩm định khớp cắn T-scan…
Liên hệ Hotline 1900 56 5678 để nhận tư vấn niềng răng miễn phí từ chuyên gia ngay từ hôm nay bạn nhé!
Xem thêm: Niềng răng điều trị răng lệch lạc tại Nha khoa Nhân Tâm