TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng hô và những điều bạn không thể bỏ qua

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 654
Răng hô là một trong những dạng sai khớp cắn làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Kỹ thuật chỉnh nha tiên tiến hiện nay có thể can thiệp răng hô hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, niềng răng hô là một trong những giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn.
Tình trạng răng hô hiện nay khá phổ biến, nhiều người mắc phải tình trạng này. Răng hô ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của mọi người từ giao tiếp cho đến hoạt động ăn nhai. Một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục là niềng răng hô. Nhưng vẫn còn tùy thuộc vào mức độ và loại hô thì niềng răng sẽ đem lại một kết quả khác nhau.

Vì sao nên niềng răng hô?

Răng hô là tình trạng răng hoặc xương, đôi khi là cả 2 nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho gương mặt.

Răng hô gồm có 2 tình trạng như sau:

  • Hô do xương là tình trạng xương hàm trên bị nhô ra phía trước hoặc xương hàm dưới lùi về sau so với tiêu chuẩn thẩm mỹ.
  • Hô do răng là tình trạng răng bị chìa ra trước, bình thường răng hàm trên chìa ra ở khoảng 2 đến 3mm so với hàm dưới, nếu độ chìa lớn hơn 3mm thì có thể gọi là hô do răng.

Để chẩn đoán hô do răng hay hô do xương hay kết hợp cả 2, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm của bạn, đo đạc độ cắn trên mẫu hàm. Đồng thời bác sĩ sẽ chụp phim mặt nghiêng đo độ nhô của xương hàm trên hàm dưới so với nền sọ, từ đó đưa ra đánh giá chính xác và bắt đầu quy trình niềng răng hô.

Niềng răng hô hàm trên

Răng hô hàm trên thường có đặc điểm nhận biết như răng cửa bị chìa ra, hay môi căng hàm dưới lùi. Nếu bị hô quá nặng thì nhiều người thậm chí không thể khép chặt môi khi thả lỏng. Hơn nữa răng hô không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, mà còn gây ra cảm giác tự ti, ngại cười và giao tiếp cùng người khác.

Niềng răng hô hàm trên

Vì hàm trên bị hô nên nhiều người tìm đến phương pháp niềng răng hô hàm trên, được biết là phương pháp giúp chỉnh lại vị trí răng và chỉnh sửa khớp cắn an toàn và hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa để cố định hay tháo lắp, thông thường sẽ là mắc cài, dây cung, thun,.. gắn trực tiếp lên hàm trên. Khí cụ sẽ tạo lực dịch chuyển của các răng trên cung hàm, nắn chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí mong muốn.

Có 2 phương pháp niềng răng hô hàm trên là niềng răng với mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Niềng răng theo mắc cài

Có 2 loại phổ biến nhất là mắc cài sứ và mắc cài kim loại, mỗi loại mắc cài sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Mắc cài kim loại thì có chi phí thực hiện rẻ hơn, độ bền cao, nhưng tính thẩm mỹ của nó khá kém và dễ gây đau nhức cho má và nướu.

Còn mắc cài sứ thì có giá thành cao hơn, thường có màu gần giống với răng thật khó bị phát hiện nếu nhìn từ xa. Tuy nhiên nhược điểm là niềng răng hô mắc cài sứ dễ bị bể và mẻ.

Niềng răng không mắc cài

Khay niềng khá trong suốt nên phương pháp này tính thẩm mỹ cao, giúp bạn không thấy ngại ngần trong suốt cả quá trình trị liệu. Khách hàng cũng có thể tự tháo lắp khay niềng dễ dàng khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Hơn nữa loại khay niềng này còn khá thân thiện với cơ thể, cực kỳ an toàn và không hề gây đau nhức.

Niềng răng hô hàm dưới

Hô hàm dưới hay còn gọi là hàm móm, đây là tình trạng mọc sai khớp cắn so với hàm trên và khá phổ biến hiện nay. Hô hàm dưới khiến hàm răng bị mất thẩm mỹ, hàm dưới bị khập khiễng so với hàm trên. Điều này khiến cho khuôn miệng trở nên mất cân đối và nụ cười của bạn trở nên kém duyên. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất, biện pháp thông thường được sử dụng là niềng răng hô hàm dưới.

Niềng răng hô hàm dưới là gì?

Niềng răng hô hàm dưới là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các khí cụ gồm mắc cài hoặc khay trong suốt gắn lên răng. Mục đích là để tạo ra một lực kéo giúp di chuyển các răng về lại đúng vị trí. Kết quả là ta sẽ có được sự hài hòa giữa 2 hàm cũng như khớp cắn chuẩn với hàm trên.

Giống như niềng răng hàm trên, niềng răng hô hàm dưới cũng có 2 phương pháp là sử dụng mắc cài và không mắc cài.

Đối với phương pháp sử dụng mắc cài thì khá bền, chi phí niềng rẻ. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại chất liệu mắc cài khác nhau như mắc cài bằng sứ, kim loại. Nhược điểm của phương pháp này thì lại không đáp ứng được tính thẩm mỹ cao.

Đối với niềng răng không mắc cài thì được ưa chuộng hơn nhờ có yếu tố thẩm mỹ. Người sử dụng cũng thoải mái hơn trong quá trình niềng.

Trên đây là tất tần tật những kiến thức về niềng răng hô mà bạn nên biết. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ Nha khoa Nhân Tâm để được Bác sĩ tư vấn miễn phí nhé!