TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Cơn đau của mỗi giai đoạn

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,918
Niềng răng có đau không luôn là nỗi lo lắng của nhiều người trước khi quyết định thực hiện. Và thực chất, trong các giai đoạn niềng răng bạn sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu. Vậy niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Và cơn đau mỗi giai đoạn sẽ như thế nào?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp bạn có một hàm răng đều đặn như mong muốn, tuy nhiên nhiều người vẫn còn thắc mắc như niềng răng có đau không và tâm lý sợ đau khi thực hiện. Vậy niềng răng có đau không và niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất ?

Để có thể khẳng định niềng răng giai đoạn nào đau nhất thì đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn đầu của niềng răng được xem là đau nhất trong suốt quá trình chỉnh nha. Bởi vì khi mới đeo mắc cài, răng bỗng nhiên bị tác động nên chưa kịp thích ứng, có thể có cảm giác đau nhức và khó chịu. Tình trạng này không phải ai niềng răng cũng trải qua, sẽ có một vài trường hợp cảm thấy hơi nhạy cảm ở mức độ nhẹ, thậm chí không thấy đau nhức gì.

Chỉ cần nền răng của bạn chắc khỏe và được điều trị bởi bác sĩ tay nghề cao, phương pháp niềng răng phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại là đã có thể yên tâm không lo lắng về vấn đề niềng răng giai đoạn nào đau nhất.

Cơn đau mỗi giai đoạn niềng răng

Trong quá trình niềng răng, khách hàng phải trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau từ: thăm khám tổng quát, thực hiện đặt thun tách kẽ, đeo khâu niềng răng, gắn mắc cài, nhổ răng (nếu có), điều chỉnh lực kéo của mắc cài, tháo niềng và đeo hàm duy trì.

Để nắm rõ được niềng răng giai đoạn nào đau nhất, hãy cùng khám phá chi tiết các mức độ đau khi niềng răng qua từng giai đoạn bên dưới đây:

Điều trị tổng quát

Bác sĩ tiến hành khám tổng quát

Trong giai đoạn điều trị tổng quát, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng khách hàng đang mắc phải như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… Trong một số trường hợp tủy răng tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy để hạn chế tình trạng mưng mủ, hoại tử tủy gây ảnh hưởng đến xương xung quanh, giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn.

Việc chữa tủy được hầu hết các khách hàng đánh giá là khá đau nên cần phải giữ gìn vệ sinh răng thật tốt, tránh răng sâu nhiều dẫn đến hư tủy hay viêm tủy.

Những cơn đau khi niềng răng gây ra thường chỉ ở mức độ ê buốt và căng tức, không như nhiều người tưởng tượng.

Đặt thun tách kẽ

Đây có lẽ là giai đoạn đau nhất trong quá trình niềng răng. Bởi ở giai đoạn niềng răng này bác sĩ sẽ tạo một vùng hở trên răng để có thể gắn khâu vào giúp cho răng dịch chuyển. Việc đặt sợi thun tách kẽ khoảng 2mm từ 5 đến 7 ngày vào kẽ hở của 2 răng sẽ làm bạn cảm thấy bị cộm hoặc khó chịu. Ngoài ra, khách hàng sẽ cảm thấy có cảm giác hơi ê răng, đau nhẹ khi nhai và khi thức ăn vướng vào vị trí đặt thun tách kẽ. Sau vài ngày, cảm giác đau này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn.

Xêm thêm: Niềng răng phải nhổ răng nào? Nhổ mấy cái? Có ảnh hưởng gì không?

Gắn mắc cài và dây cung

Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung cho răng

Ở giai đoạn thực hiện gắn mắc cài và dây cung, các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi sẽ chưa thể thích ứng kịp nên thường xảy ra triệu chứng ê buốt, sưng má hoặc đau loét nhẹ. Lúc này, dây cung môi bắt đầu hoạt động, tạo lực tác động lên răng, khiến bạn đau âm ỉ. Cơn đau sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 3 đến 5 ngày. Nhưng bạn sẽ quen dần và thấy hoàn toàn bình thường, không còn cảm giác đau khi niềng răng nữa.

Rút dây cung, siết răng

Sau khi đã gắn mắc cài, định kỳ mỗi 4 đến 6 tuần bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra răng và điều chỉnh lại lực kéo cho dây cung để đảm bảo quá trình dịch chuyển răng. Lực kéo dây cung khiến cho hàm răng chịu áp lực tương đối mạnh nên sẽ gây cảm giác khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy răng khá ê buốt, căng tức từ 2 – 3 ngày rồi sẽ hết hẳn. Nếu bạn thấy cơn đau kéo dài, nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp hơn.

Trong thời gian này, chỉ cần ăn các loại thức ăn mềm, tránh thức ăn cứng, dai, dẻo nhằm hạn chế được các ảnh hưởng đau nhức khi niềng răng.

Tháo niềng răng

Bạn sẽ rất vui khi thấy được hàm răng mới thẳng hàng của mình và có lẽ bạn sẽ không còn quá lo lắng về việc đau khi niềng răng nữa.

Sau khi niềng răng, răng của bạn sẽ được vệ sinh một cách triệt để nhất. Bác sĩ chỉnh nha của bạn có thể sẽ chụp X-quang và lấy dấu răng khác để kiểm tra kết quả niềng răng của bạn tốt như thế nào. Bác sĩ chỉnh nha có thể khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn. Điều này sẽ giúp răng mới của bạn thẳng hàng, không bị xô lệch.

Gắn hàm cố định để duy trì vị trí của răng

Việc gỡ bỏ niềng răng chắc chắn là một điều nhẹ nhõm, nhưng không có nghĩa là quá trình điều trị chỉnh nha của bạn đã kết thúc hoàn toàn. Bác sĩ chỉnh nha sẽ cho bạn đeo hàm cố định để làm vật giữ răng. Đây là một thiết bị được sản xuất riêng, ngăn không cho răng của bạn di chuyển trở lại vị trí ban đầu.

Hàm cố định răng của bạn có dây kim loại giữ răng của bạn thẳng hàng trong khi xương và nướu lành lại. Bạn có thể cần phải đeo hàm cố định mỗi ngày. Hoặc bạn có thể chỉ cần đeo nó vào ban đêm. Dù bằng cách nào, nó cũng sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi niềng răng giai đoạn nào đau nhất. Để có thể hạn chế cơn đau tối đa, bạn nên chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín. Liên hệ Nha khoa Nhân Tâm, một cơ sở nha khoa có dịch vụ chỉnh nha chất lượng nhất ở TP HCM hiện nay.