Khớp cắn chéo được định nghĩa là sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng do các răng ở cả hàm trên và hàm dưới chia thành nhiều nhóm mọc chìa ra, thụt vào và phá vỡ sự cân đối của hai hàm.
Khớp cắn chéo không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài nên khi nhìn vào sẽ khó biết được một người bị khớp cắn chéo trừ khi họ cười để lộ răng và chúng ta sẽ thấy có nhóm răng chìa ra, nhóm răng thụt vào.
Đặc điểm nhận biết khớp cắn chéo
- Người bị khớp cắn chéo thì các răng trên cung hàm sẽ bị chia thành nhiều nhóm chìa ra, thụt vào không rõ ràng, không thể phân biệt là hô hay móm.
- Sẽ có đoạn răng trên nằm bên trong răng dưới và có đoạn răng trên nằm bên ngoài răng dưới, có đoạn các răng tương xứng..
- Hai hàm mất đi sự tương quan khớp cắn cần đó, khi ăn nhai các răng sẽ không ăn khớp với nhau.
- Đường nối từ đỉnh mũi qua 2 kẽ răng cửa hàm trên xuống cằm không tạo thành 1 đường thẳng tắp như với khớp cắn bình thường mà sẽ bị gấp khúc ở khe răng cửa.
Hậu quả khi bị khớp cắn chéo
Hậu quả đầu tiên khi bị khớp cắn chéo đó chính là một nụ cười kém hoàn hảo. Khi cười, sẽ lộ các răng mọc sai lệch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, nụ cười trở nên kém tự nhiên. Đó là lý do người có khớp cắn chéo thường không cảm thấy thoải mái và tự tin khi cười.
Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, hậu quả nghiêm trọng nhất khi bị khớp cắn chéo chính là tổn thương chức năng ăn nhai. Khi hai hàm không cân đối thì khả năng ăn nhai sẽ suy giảm, thức ăn khó được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày, đặc biệt là việc ăn thức ăn dai, cứng sẽ khó khăn hơn.
Bạn sẽ không thể tận hưởng và thoải mái ăn những món mà mình yêu thích. Hoạt động của hàm không tốt sẽ khiến hệ tiêu hóa của chúng ta phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, theo thời gian hệ tiêu hóa bị suy giảm và dẫn đến các bệnh lý cơ thể như đau dạ dày, đau ruột thừa, rối loạn hấp thu.
Đau khớp thái dương hàm, viêm xoang, đau đầu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân sai lệch khớp cắn.
Bên cạnh đó, khi hai hàm không tương xứng thì việc làm sạch thức ăn thừa bám trong các kẽ răng và nướu sẽ không được dễ dàng như bình thường. Mảng bám trên răng khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu…
Niềng răng điều trị khớp cắn chéo có hiệu quả không?
Những phương pháp điều trị khớp cắn chéo bao gồm niềng răng, chỉnh răng, chỉnh hàm hoặc kết hợp cả chỉnh răng và chỉnh hàm tùy theo sự sai lệch của răng.
Trường hợp khớp cắn chéo gây ra do răng mọc sai lệch thì niềng răng chính là giải pháp hiệu quả nhất để kéo răng về đúng vị trí, giúp cân bằng hai hàm trên dưới.
Để niềng răng điều trị khớp cắn chéo, các Bác sĩ tại Nhân Tâm ưu tiên lựa chọn niềng răng bằng mắc cài. Niềng răng mắc cài sử dụng các khí cụ nắn chỉnh răng như mắc cài, dây cung, thun chỉnh nha, vis, khí cụ nong hàm… được đánh giá cao trong việc tạo lực liên tục giúp răng dịch chuyển.
Bạn có thể lựa chọn mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa tùy theo nhu cầu và tài chính của bạn.
Liệu trình niềng răng điều trị khớp cắn chéo có thể mất khoảng 18-24 tháng. Thời gian có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn tùy theo mức độ sai lệch, độ tuổi niềng răng và cách chăm sóc khi niềng răng của bệnh nhân.
Xem thêm: Niềng răng chỉ trong 7 tháng. Bạn có tin?
Trường hợp cắn chéo do xương hàm phát triển quá mức hoặc do các dị tật như khe hở môi vòm miệng thì biện pháp điều trị tốt nhất chính là phẫu thuật chỉnh hàm. Nếu khớp cắn chéo do cả răng và xương hàm thì nên kết hợp niềng răng và chỉnh hàm để đem lại kết quả như mong muốn.
Điều trị khớp cắn chéo không chỉ giúp phục hồi chức năng ăn nhai, nâng cao thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Để được chẩn đoán đúng tình trạng sai lệch khớp cắn và đưa ra phương pháp phù hợp hãy đến ngay phòng khám răng gần nhất của Nha khoa Nhân Tâm, địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín hàng đầu tại TP.HCM.