TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng cho trẻ 9 tuổi - Kiến thức mà bạn cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 941
Ở độ tuổi trẻ thay răng sữa, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề chỉnh nha cho trẻ. Đây là giai đoạn phù hợp nhất để nắn chỉnh lại tình trạng răng bị khiếm khuyết của trẻ. Tuy nhiên, niềng răng cho trẻ 9 tuổi có được không và có gặp vấn đề gì không?
Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, thời điểm phù hợp nhất để chỉnh nha cho trẻ em là từ 7 đến 16 tuổi. Quá trình này giúp cho việc định hướng, sắp xếp và điều chỉnh răng, hỗ trợ xương hàm phát triển chính xác hơn. Do đó, niềng răng cho trẻ 9 tuổi khá phù hợp và đây là giai đoạn tốt nhất để niềng răng.

Có nên niềng răng cho trẻ 9 tuổi không

Nên niềng răng cho trẻ 9 tuổi bởi vì đây là độ tuổi hoàn toàn nhất để niềng răng trẻ em. Thời điểm lý tưởng nhất để niềng răng cho trẻ là từ 7 đến 16 tuổi. Niềng răng lúc này giúp định hướng và sắp xếp các răng vĩnh viễn mọc được đều đặn và xương hàm phát triển cân đối nhất. Kết quả niềng răng giúp bé có được khuôn mặt hài hòa, đạt độ thẩm mỹ cao.

Xương hàm của trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, xương vẫn còn mềm nên việc nắn chỉnh răng và khớp cắn cũng dễ dàng hơn.

Nhờ đó, niềng răng sớm cho trẻ đem đến rất nhiều lợi ích vượt trội như hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian điều trị, ít gây đau nhức và tiết kiệm chi phí hơn so với người trưởng thành trên 18 tuổi. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cho trẻ 9 tuổi chỉ nằm ở mức độ tương đối vì còn phải phụ thuộc vào tình trạng răng miệng.

Có nhiều trẻ được phát hiện sớm độ sai lệch trên răng khi lên 9 tuổi. Nhưng cũng có nhiều trẻ lại xuất hiện tình trạng răng lệch lạc muộn hơn. Việc theo sát trẻ trong suốt thời kỳ thay răng sữa là rất cần thiết để phát hiện và nắn chỉnh lại kịp thời các sai lệch, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng về sau.

Trường hợp nên niềng răng cho trẻ

Trẻ bị hô nên niềng răng từ sớm

Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, phương pháp nhằm khắc phục các khuyết điểm của hàm răng lệch lạc, sai khớp cắn, giúp cải thiện đáng kể chức năng nhai, thẩm mỹ và phát âm chính xác nhất.

Sau đây là một vài trường hợp nên niềng răng cho trẻ em:

  • Răng trẻ bị hô, vẩu, móm, răng mọc chen chúc và khấp khểnh
  • Răng thưa, hở kẽ răng cụ thể là vị trí răng cửa và răng nanh
  • Trẻ bị khớp cắn ngược, cắn chéo, khớp cắn sâu, cắn đối đầu…
  • Trẻ có răng mọc sai hướng, mọc xô lệch hoặc mọc xoay ngang

Kinh nghiệm niềng răng cho bé

Lựa chọn phương pháp niềng răng

Các phương pháp niềng răng cho trẻ em tuổi khá đa dạng, bao gồm cả khí cụ tháo lắp, niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt…

Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp cho trẻ

Mỗi phương pháp niềng răng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau phù hợp với mỗi tình trạng răng miệng của bé. Điều quan trọng, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu trực tiếp kiểm tra. Dựa trên tình trạng răng miệng của trẻ, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp niềng răng phù hợp nhất.

Quan tâm chế độ ăn uống

Niềng răng cho trẻ em hay người lớn đều đều có tác động ít nhiều đến chế độ ăn uống hằng ngày. Cha mẹ cần phải lưu ý xây dựng được thực đơn cho trẻ dựa trên những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo đủ dinh dưỡng, không gây ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng.

Miệng và răng hàm sẽ trở nên nhạy cảm hơn trong những ngày đầu tiên của quá trình niềng răng. Do vậy, các thực phẩm cứng và dai sẽ gây đau nhức và khó khăn hơn khi nhai. Các bác sĩ chỉnh nha khuyên cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn mềm trong những ngày đầu niềng răng. Một số thực phẩm lý tưởng cho trẻ khi niềng răng bao gồm: khoai tây nghiền, trái cây mềm, phô mai mềm, sữa chua, súp, các loại cháo, trứng, rau nấu chín mềm…

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đeo niềng răng có thể khiến cho trẻ khó chịu và lười vệ sinh răng miệng. Điều này dễ sinh ra các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu…

Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách

Kinh nghiệm niềng răng cho trẻ mà bố mẹ cần biết là theo sát và nhắc nhở trẻ chải răng hằng ngày, súc miệng nước muối và kết hợp sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng như bàn chải điện, tăm nước, chỉ nha khoa…

Bố mẹ cần nhắc nhở trẻ chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Mục đích nhằm phòng tránh thức ăn tích tụ bám vào mắc cài. Kỹ thuật đánh răng đúng cách như sau: Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải, sau đó đặt bàn chải lên răng, xoay tròn nhẹ nhàng trên bề mặt răng. Chải đầy đủ ở các mặt ngoài, mặt trong và mặt trên của răng, đặc biệt ở những vị trí có mắc cài.

Cha mẹ cần phải hướng dẫn cho trẻ chải nhẹ nhàng, bởi sử dụng quá nhiều lực có thể khiến cho khay niềng hoặc mắc cài bị bung, sút hoặc gây nhức răng. Mỗi lần đánh răng ít nhất 2 phút để đảm bảo loại bỏ tối đa các mảng bám trên răng.

Thay đổi thói quen xấu

Nhiều trẻ em gặp phải trường hợp bị bung mắc cài, môi, má và lưỡi bị tổn thương do những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay hay nhai kẹo cao su.

Bố mẹ cần phải nhắc nhở và hướng dẫn cho trẻ loại bỏ dần những thói quen xấu đó để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và hạn chế đau nhức tối đa.

Niềng răng cho trẻ 9 tuổi là thời điểm vô cùng lý tưởng, sớm giúp trẻ tự tin hơn với nụ cười và khuôn mặt. Niềng răng sớm cũng giúp trẻ phát âm chuẩn hơn, ăn nhai đúng khớp cắn. Cha mẹ cần nên chú ý lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín thực hiện để giúp trẻ có được hiệu quả niềng răng tốt nhất và phòng ngừa các biến chứng không may xảy ra.