Niềng răng - giải pháp chỉnh nha thẩm mỹ cao
Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng là niềng răng không phẫu thuật và niềng răng có phẫu thuật hay còn gọi là phẫu thuật chỉnh hình răng.
Đối với phương pháp niềng răng không phẫu thuật, có 3 khí cụ: khí cụ tháo lắp áp dụng cho những sai lệch đơn giản, thói quen xấu; khí cụ cố định được áp dụng phổ biến nhất và khí cụ máng trong suốt – niềng răng không mắc cài, phù hợp với những đối tượng thường xuyên giao tiếp cộng đồng nhưng chỉ áp dụng cho những trường hợp đơn giản.
Niềng răng có phẫu thuật áp dụng cho những đối tượng có sự phát triển hoàn toàn về hệ thống sọ mặt, thường là trên 18 tuổi và được chỉ định trong trường hợp có sai lệch về răng hoặc xương hàm một cách nghiêm trọng.
Ngoài ưu điểm điều chỉnh thẩm mỹ và chức năng nhai, niềng răng còn giảm thiểu được các vấn đề về răng miệng như: sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, nha chu…Nhờ vậy hạn chế được tình trạng thức ăn bị nhét vào trong kẽ răng. Bên cạnh đó, ưu điểm lớn nhất của việc niềng răng là không mài mô răng thật như phương pháp răng sứ, nên sau khi tháo mắc cài vẫn là răng tự nhiên. Chính vì những ưu điểm đó mà hiện nay niềng răng không còn giới hạn ở trẻ em nữa, niềng răng có thể thực hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Tham khảo: Giá niềng răng mắc cài kim loại truyền thống có cao hơn niềng răng trong suốt Invisalign không?
Những lưu ý khi niềng răng mà bạn cần biết
Tiến trình điều trị niềng răng có thể kéo dài từ 1 – 3 năm, bệnh nhân thường phải đeo khí cụ trong miệng, do vậy có thể dẫn đến nhiều biến chứng ngoài mong muốn. Sau đây, là một số điều lưu ý khi niềng rang.
Trước khi niềng răng
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa gần đây và uy tín nhất: Một địa chỉ nha khoa uy tín sẽ có đội ngũ Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
- Lựa chọn thời điểm để niềng răng: Thời điểm vàng để niềng răng được xác định trong độ tuổi 9-14 tuổi. Lúc này cấu trúc xương hàm và khẩu cái vẫn phát triển. Việc di chuyển răng sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp niềng răng vẫn có thể thực hiện được ở những độ tuổi lớn hơn.
Khách hàng đang điều trị tại Nha khoa Nhân Tâm
Trong quá trình niềng răng
Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu, vì có khí cụ lạ trong miệng. Thậm chí, ngay cả môi, má và lưỡi cũng có cảm giác gò bó, mất tự nhiên khi giao tiếp. Tất cả những cảm giác này là hoàn toàn bình thường và chúng sẽ biến mất sau vài tuần.
- Vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng được quan tâm kỹ hơn vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, vôi răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Cần chú ý lựa chọn bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa nhiều flour, sử dụng thêm bàn chải kẽ để làm sạch các kẽ răng và mắc cài. Đánh răng đúng cách và sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine để phòng chống sâu răng và giảm viêm nướu. Làm sạch răng sau mỗi bữa ăn. Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa, đưa chỉ qua dây niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.
- Chế độ ăn uống: Trong vài ngày đầu tiên sau khi được gắn mắc cài bạn nên ăn thực phẩm mềm, nên cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để tránh tình trạng gãy hoặc sút khí cụ. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm cứng, thực phẩm dính, hạn chế những thực phẩm có đường chúng có thể sinh ra các axit gây sâu răng cũng như các bệnh về lợi.
- Không hút thuốc lá: Việc sử dụng thuốc lá sẽ làm răng của bạn có những vết đen và đổi màu.
- Tránh các sản phẩm làm trắng răng trong thời gian bạn đang niềng răng, răng của bạn sẽ được làm trắng sau khi kết thúc quá trình điều trị.
- Tuân thủ lịch tái khám: Trong quá trình niềng răng, trung bình mỗi tháng bạn sẽ tới gặp nha sĩ 1 lần để được điều chỉnh lực kéo răng, thay thun hoặc khí cụ,… để đảm bảo đưa răng về đúng vị trí theo lịch trình. Nếu đến không đúng hẹn sẽ làm gián đoạn quá trình niềng răng và thời gian niềng răng sẽ bị kéo dài, thậm chí khó đạt được kết quả như mong muốn.
Sau khi tháo mắc cài
Sau khi tháo mắc cài không có nghĩa là bạn đã kết thúc quá trình điều trị mà bạn còn 1 bước là duy trì kết quả niềng răng, bạn phải đeo khí cụ duy trì vài năm. Vì vậy, bạn cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ chỉnh nha. Việc đeo khí cụ duy trì rất quan trọng nếu bạn không tuân theo những quy định của bác sĩ chỉnh nha thì sẽ dễ làm cho hàm răng của bạn vốn đã chỉnh đều đặn, ngay ngắn có thể bị xô lệch trở lại.
Hiện nay, có nhiều khí cụ duy trì: tháo lắp và cố định. Tùy theo trường hợp mà Bs sẽ quyết định loại khí cụ nào phù hợp.