Niềng răng ăn uống như thế nào là vấn đề không thể bỏ qua, nhất là đối với những người mới đeo niềng. Một khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp bạn đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm cảm giác đau nhức.
Niềng răng ăn uống như thế nào?
Đeo niềng răng không đau nhức quá nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên răng miệng của bạn vẫn có thể trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là trong những ngày đầu.
Việc tìm hiểu niềng răng ăn uống như thế nào là điều rất quan trọng. Một khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp bạn đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm cảm giác đau nhức.
Sau khi đeo niềng răng, nếu bạn sử dụng các thực phẩm có kết cấu cứng thì có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Vậy nên các bác sĩ chỉnh nha sẽ khuyên bạn chỉ nên sử dụng các thực phẩm mềm trong những ngày đầu tiên.
Một số món ăn lý tưởng dành cho những người niềng răng bao gồm:
- Rau củ nấu chín, mềm
- Khoai tây nghiền
- Các món cháo
- Các món súp, canh
- Sữa chua
- Các món ăn mềm làm từ trứng
- Hải sản
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…
- Trái cây mềm
- Mì ống
- Đồ ăn tráng miệng ẩm
Nên sử dụng các thực phẩm mềm trong giai đoạn đầu niềng răng
Khi niềng răng cần tránh ăn gì?
Các món ăn cần tránh cũng là một phần không thể thiếu trong đáp án của câu hỏi niềng răng ăn uống như thế nào? Nắm được những thực phẩm cần tránh sẽ giúp bạn lên thực đơn hiệu quả và chính xác hơn.
Có một số thực phẩm tưởng như an toàn, vô hại nhưng lại là vấn đề lớn nếu ăn ngay sau khi niềng vì chúng có thể gây nên tình trạng kích ứng hoặc khiến răng bạn nhạy cảm hơn.
Sau khi niềng răng và đặc biệt là trong giai đoạn đầu, bạn nên nói “không” với các thực phẩm sau đây:
- Kem lạnh
- Thịt tảng
- Bánh mỳ cứng
- Các món ăn cay nóng
- Các loại trái cây có múi
Hãy lưu ý rằng, hàm răng sẽ trở nên nhạy cảm với các va chạm, tổn thương khi đeo niềng, vậy nên bạn cần tránh ăn một số thực phẩm tạo cảm giác nặng nề khi ăn. Chúng gồm các thức ăn cứng và dính có thể làm hỏng hoặc bung tuột dây cung, mắc cài.
Sau đây là các thực phẩm bạn cần kiêng hoàn toàn trong quá trình đeo khí cụ nha khoa:
- Bắp rang bơ
- Nước đá, đá viên
- Quả hạch
- Kẹo cứng
- Kẹo cao su
- Kẹo dẻo
- Vỏ pizza
- Rau củ và hoa quả cứng, giòn
- Các loại bánh cứng, bánh quy
- Khoai tây chiên
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường khi niềng răng bưởi khi đường hòa trộn với nước bọt, chúng sẽ tạo thành mảng bám bao phủ trên răng.
Chăm sóc răng miệng khi đeo niềng
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng cẩn thận khi đeo niềng
Chế độ ăn là điều quan trọng, nhưng bên cạnh việc nắm rõ niềng răng ăn uống như thế nào thì bạn cũng cần chú ý tới việc chăm sóc, vệ sinh răng hàng ngày để bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng.
Hãy chải răng ít nhất 3 lần mỗi ngày, tốt nhất là sau các bữa ăn. Nên sử dụng loại bàn chải có đầu lông mềm, bàn chải chuyên dụng để chải răng. Cần chú ý hơn tới các khoảng trống quanh mắc cài và loại bỏ toàn bộ những thức ăn thừa còn vướng lại.
Dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và thức ăn giắt giữa mắc cài và dây cung. Súc miệng hàng ngày với nước súc miệng chứa fluor cũng là một biện pháp tốt giúp bạn làm sạch khoang miệng một cách triệt để.
Xem thêm: Niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay?
Như vậy, niềng răng ăn uống như thế nào đã không còn là vấn đề băn khoăn nữa rồi phải không. Đừng chủ quan mà hãy xây dựng một chế độ ăn hợp lý cùng những thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học để giúp quá trình tìm lại nụ cười đạt hiệu quả như mong muốn, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm về niềng răng cũng như chế độ ăn uống khi đeo niềng thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm nhé.