Một số lưu ý khi niềng răng cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần nắm được bao gồm độ tuổi niềng răng, quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng và khẩu phần ăn uống. Niềng răng vào thời điểm thích hợp, làm sạch răng đúng cách hàng ngày và có chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao, hạn chế đau nhức và rút ngắn thời gian điều trị.
Độ tuổi niềng răng phù hợp ở trẻ nhỏ
Điều đầu tiên cần lưu ý khi niềng răng cho trẻ chính là độ tuổi niềng răng. Niềng răng sớm trong giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp tăng hiệu quả chỉnh nha, tiết kiệm thời gian nắn chỉnh và giúp răng trẻ phát triển khỏe mạnh và đúng hướng.
So với người trưởng thành, cảm giác đau nhức sẽ giảm đi khi niềng răng ở trẻ nhỏ. Đồng thời hạn chế sự can thiệp phẫu thuật khi lớn lên.
Trẻ từ 6 – 7 tuổi đã có thể tới phòng khám nha khoa để kiểm tra răng và tiến hành chỉnh nha với kỹ thuật niềng răng nếu cần thiết. Độ tuổi được cho là lý tưởng nhất để thực hiện niềng răng cho trẻ là từ 9 đến 13 tuổi vì lúc này cơ thể trẻ vẫn đang phát triển và xương hàm chưa cứng chắc, cố định.
Niềng răng có phải nên tiến hành càng sớm càng càng tốt không?
Niềng răng có phải nên tiến hành càng sớm càng càng tốt không?
Lưu ý khi niềng răng cho trẻ quan trọng nhất là đúng thời điểm. Nếu thực hiện quá sớm cũng không đem lại hiệu quả vì lúc đó khung xương hàm của trẻ còn nhỏ, không có đủ chỗ để nắn chỉnh, sắp xếp lại các răng. Bên cạnh đó, răng vĩnh viễn chưa mọc lên hết cũng là vấn đề, cần phải đợi cho răng mọc lên hết rồi mới dịch chuyển, nắn chỉnh răng được. Thời điểm thích hợp nhất là khi xương hàm mặt của trẻ đang phát triển, bác sĩ sẽ tính toán, dự đoán quá trình phát triển và lập kế hoạch can thiệp phù hợp.
Vậy nên, thời điểm niềng phù hợp có thể thay đổi ở từng trẻ do còn tùy thuộc vào quá trình phát triển của cơ thể. Ví dụ, có những trẻ khung xương hàm phát triển từ khi 12 tuổi nhưng những trẻ khác lại phát triển ở tuổi 15. Do đó, hãy đưa trẻ tới nha khoa gần đây để bác sĩ tư vấn thời điểm niềng răng thích hợp.
Chế độ chăm sóc răng miệng – vấn đề cần lưu ý khi niềng răng cho trẻ
Khi tiến hành niềng răng, việc ăn uống của trẻ sẽ khó khăn hơn bình thường. Cảm giác vướng víu, khó chịu có thể xảy ra do mắc cài cọ xát với môi, má. Răng khi mới chịu tác động của lực nắn kéo cũng khiến trẻ cảm thấy đau nhức, ê tức khi ăn, đặc biệt là các trường hợp phải nhổ răng.
Những biện pháp sau đây sẽ giúp răng miệng của trẻ được chăm sóc tốt nhất trong thời gian niềng:
- Thường xuyên làm sạch răng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để thức ăn thừa vướng lại kẽ răng, mắc cài gây sâu răng, hôi miệng.
- Phụ huynh nên chế biến kỹ thức ăn, ưu tiên các món ăn dạng lỏng, hầm nhừ, cắt nhỏ để trẻ dễ ăn, không phải dùng lực nhai quá nhiều.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình phục hồi.
Bổ sung chất khoáng, vitamin vào bữa ăn hàng ngày
- Không để ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng như cháo nóng, thức ăn nóng, đá, kem,…
- Tuyệt đối không để trẻ ăn thiếu chất hoặc bỏ ăn. Nếu không được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi hơn. Bên cạnh đó, thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng khiến răng yếu hơn, bác sĩ cần giảm lực tác động khiến cho răng dịch chuyển chậm hơn, thời gian đeo niềng từ đó sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi niềng răng invisalign – lời khuyên từ bác sĩ
Để quá trình nắn chỉnh răng diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa con mình đi kiểm tra răng định kì 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp các vấn đề liên quan đến răng, nướu, xương hàm được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đảm bảo răng vĩnh viễn mọc lên bình thường và có tính thẩm mỹ cao.