TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều cần biết về niềng răng trainer

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 546
Niềng răng trainer là một công cụ niềng răng mang tính hỗ trợ, có thể dễ dàng sử dụng ngay tại nhà. Trong thời gian gần đây, biện pháp này đang nhận được sự sự quan tâm của nhiều người bởi tính tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, các thông tin về công cụ này như niềng răng trainer là gì? Áp dụng khi nào? Ưu, nhược điểm ra sao? Thì không phải người nào cũng hiểu được.

Niềng răng trainer là một biện pháp chỉnh nha sử dụng khay niềng làm từ chất liệu silicon dẻo giúp bạn nắn chỉnh răng cho trẻ nhỏ ngay tại nhà một cách hiệu quả và an toàn.

Niềng răng trainer là gì?

Niềng răng trainer còn được gọi là niềng răng silicon, đây là một biện pháp chỉnh nha sử dụng khay niềng làm từ chất liệu silicon dẻo, giúp bạn nắn chỉnh răng ngay tại nhà một cách hiệu quả và an toàn. Loại niềng này không dùng tới dây cung, mắc cài hay chu buộc như những biện pháp niềng răng khác.

Nhờ thiết kế ôm khít khuôn răng chuẩn và có các đường gờ tại mặt ngoài của cung răng, khay niềng này sẽ tạo ra lực kéo, nắn chỉnh răng về lại vị trí đúng. Biện pháp này giúp kiểm soát hiện tượng mọc răng lệch lạc ở trẻ nhỏ và hỗ trợ quá trình chỉnh nha về sau.

Bên cạnh đó, việc đeo hàm silicon còn có công dụng phòng tránh tái hại từ các thói quen xấu của bé như mút ngón tay, chống cằm, mút môi, thở bằng miệng, tật đẩy lưỡi,… làm sai lệch cấu trúc hàm răng.

Trường hợp nào có thể dùng niềng răng trainer?

Niềng răng trainer thường được áp dụng đối với trẻ nhỏ từ 6 đến 10 tuổi có biểu hiện sai lệch khớp cắn. Khi răng và xương đang phát triển, việc đeo hàm trainer sẽ mang lại hiệu quả điều hướng các răng về vị trí đúng trên cung hàm, giúp phòng tránh tối đa hiện tượng răng hô móm, chen chúc, lệch lạc, ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau này.

Trường hợp nào có thể dùng niềng răng trainer?

Bác sỹ có thể chỉ định đeo niềng răng silicon cho trẻ trong các trường hợp:

  • Khớp cắn ngược: Gặp phải khi răng hàm dưới nhô ra trước nhiều hơn hàm trên.
  • Khớp cắn sâu: Xảy ra khi răng hàm dưới bị răng hàm trên bao trọn.
  • Răng mọc chen chúc, lệch lạc.
  • Răng quá thưa.
  • Thiếu răng, mọc răng không theo trình tự đúng.
  • Có những thói quen xấu gây ảnh hưởng tới răng và hàm.

Xem thêm: Niềng răng thưa mất bao lâu?

Ưu điểm và nhược điểm của niềng răng trainer

Biện pháp nào cũng vậy, khi thực hiện đều sẽ có các ưu, nhược điểm riêng và hàm trainer cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của việc đeo hàm silicon

Niềng răng bằng khay nhựa silicon được đánh giá là biện pháp chỉnh nha tốt đối với trẻ nhỏ nhờ các ưu điểm nổi trội, cụ thể:

  • Dễ sử dụng và an toàn: Hàm silicon được làm từ nhựa silicon mềm, đảm bảo tính an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại hàm này có thể dễ dàng tháo lắp tại nhà, chủ yếu sử dụng vào ban đêm nên sẽ không gây bất cứ trở ngại nào đến việc ăn uống, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
  • Chi phí tiết kiệm: Mức giá của niềng răng trainer rẻ hơn khá nhiều so với các biện pháp niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn biện pháp này trong việc nắn chỉnh răng sớm cho trẻ.
  • Nắn chỉnh răng thẳng đều, đúng vị trí: Đeo hàm trainer theo đúng hướng dẫn của nha sỹ sẽ giúp dịch chuyển các răng có biểu hiện lệch lạc về lại vị trí đúng. Nhờ vậy việc phải chỉnh nha ở tuổi trưởng thành, giúp mang lại hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm.
  • Kiểm soát tật xấu của trẻ: Khi đeo hàm silicon, các tật xấu ảnh hưởng tới răng như chống cằm, đẩy lưỡi, bú bình,… sẽ được hạn chế và loại bỏ.
  • Giảm cảm giác khó chịu, đau nhức: Khay niềng bằng silicon với đặc tính dẻo, tương thích cao với hàm răng của trẻ nên sẽ giảm được cảm giác khó chịu hay cộm vướng.

Những hạn chế của niềng răng trainer

Những hạn chế của niềng răng trainer

Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, việc đeo niềng răng silicon cũng có những hạn chế như:

  • Không thích hợp với người trưởng thành: Hạn chế thứ nhất là biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả tốt đối với trẻ nhỏ. Khi áp dụng với người lớn thì thì thời gian nắn chỉnh sẽ rất lâu và kết quả không cao bởi cấu trúc xương ở người lớn đã hoàn thiện và cứng chắc.
  • Không cải thiện hoàn toàn được các khiếm khuyết của răng: Hàm trainer chỉ là khâu hỗ trợ nhằm hạn chế phần nào các sai lệch trong cấu trúc hàm và răng. Đối với các trường hợp răng hô móm, sai lệch nặng, nha sỹ thường chỉ định trẻ đeo hàm này một thời gian sau đó tiến hành các biện pháp can thiệp khác.
  • Dễ bị làm giả, làm nhái: Vì cấu trúc khá đơn giản nên khay niềng trainer rất dễ bị làm giả, làm nhái. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dùng và thậm chí có thể làm mức độ sai lệch răng trầm trọng hơn.

Mong rằng với các thông tin trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp niềng răng trainer. Mặc dù là biện pháp chỉnh nha tại nhà với hiệu quả và độ an toàn cao dành cho trẻ nhỏ từ 5 đến 10 tuổi nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn và có lời khuyên đúng đắn nhất trước khi áp dụng nhé.