TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân và giải pháp xử lý sâu răng hàm có lỗ là gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 6,488
Sâu răng hàm có lỗ là tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải. Lý do là vì vi khuẩn sâu răng khiến mô răng bị phá hủy, theo thời gian sẽ gây viêm rồi lan tới tủy. Nếu bạn muốn biết giải pháp điều trị sâu răng hàm có lỗ thì hãy đọc bài viết này nhé!

Sâu răng hàm có lỗ là bệnh lý nghiêm trọng mà rất nhiều người đang mắc phải. Nếu mọi người không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ mang lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Nha khoa Nhân Tâm sẽ chia sẻ cách điều trị sâu răng hàm có lỗ để các bạn tham khảo nhé!

4 giai đoạn hình thành bệnh lý sâu răng hàm có lỗ

Đối với tình trạng sâu răng hàm có lỗ, các bạn nên hiểu rõ về 4 giai đoạn phát triển của sâu răng để nắm bắt phương pháp điều trị kịp thời như sau:

Giai đoạn 1: Hình thành sâu răng

Lúc này vi khuẩn chỉ mới bắt đầu ăn mòn bề mặt răng, khiến cho men răng bị mất khoáng. Răng sẽ xuất hiện các đốm màu vàng nâu hoặc màu đen nhạt. Người bị sâu răng ở giai đoạn này khi ăn uống thực phẩm nóng, lạnh sẽ có cảm giác ê buốt nhẹ, không đau đến mức độ khó chịu.

Giai đoạn 2: Sâu xuống phần ngà răng

Giai đoạn 2 sẽ xuất hiện một vài lỗ sâu to, răng bị ăn sâu vào bên trong và từ từ phá hủy phần men răng còn lại. Thêm vào đó, nếu các mảng bám, mảnh vụn thức ăn bị vướng lại trong lỗ sâu sẽ khiến cơn đau nhức ngày càng rõ hơn. Nếu thấy răng bị sâu ở giai đoạn này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để hàn trám vết sâu, không để sâu răng tiến triển nặng hơn.

4 giai đoạn hình thành bệnh lý sâu răng hàm có lỗ

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Những chiếc răng bị sâu một thời gian dài không được điều trị thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công sâu vào bên trong răng. Dẫn đến tình trạng viêm tủy, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Mức độ đau răng ở giai đoạn 3 sẽ liên tục tăng dần, thậm chí còn gây ra tình trạng nhiễm trùng, áp xe, viêm nướu, viêm xương, răng bị lung lay và cuối cùng là phải nhổ bỏ răng sâu.

Giai đoạn 4: Chết tủy răng

Trong trường hợp viêm tủy quá nặng, tổn thương chân răng, xương ổ răng, chóp răng, chết tủy, bạn sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm phần hoại tử trở nặng, hạn chế biến chứng nguy hiểm ở vùng hàm mặt, ngăn ngừa nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến tính mạng.

Một số dấu hiệu nhận biết sâu răng hàm có lỗ

Sâu răng hàm có lỗ là bệnh lý có thể xuất hiện ở trẻ em, thiếu niên cho đến người cao tuổi. Nguyên nhân chính gây ra sâu răng hàm có lỗ là do mảng bám trên răng chứa nhiều vi khuẩn. Chúng đã tấn công vào men răng, phá hủy khoáng khiến răng hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt. Để nhận biết sâu răng hàm có lỗ, bạn có thể quan sát bằng mắt thường nhờ vào các dấu hiệu sau:

  • Thấy rõ lỗ sâu trên bề mặt răng.
  • Lỗ sâu răng nếu được làm sạch thì bạn có thể nhìn thấy rõ phần đáy lỗ sâu sẽ rộng hơn nhiều so với miệng lỗ.
  • Chảy máu chân răng, nướu bị sưng, có thể bị sâu kẽ răng và chân răng.
  • Răng đau buốt mỗi khi nhai, cắn, nhất là khi thức ăn bị rơi vào lỗ sâu.
  • Miệng xuất hiện mùi hôi do vi khuẩn tích tụ trong lỗ răng sâu.

Một số dấu hiệu nhận biết sâu răng hàm có lỗ

Giải pháp điều trị sâu răng hàm có lỗ ra sao?

Xác định mức độ sâu răng hàm có lỗ&

Sâu răng hàm có lỗ là trường hợp vi khuẩn tấn công vào lớp men răng bên ngoài, phá hủy mô răng và khiến răng bị thủng lỗ. Ban đầu là thủng 1 lỗ nhỏ có màu đen, xám trên bề mặt, sau đó vi khuẩn tiếp tục phá hủy khiến lỗ sâu to hơn. Bạn bắt đầu cảm thấy đau nhức, ê buốt răng mỗi khi ăn uống thực phẩm nóng, lạnh hoặc thức ăn rơi vào vị trí bị lủng lỗ.

Sâu răng hàm có lỗ không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tấn công vào bên trong, lây lan tới tủy gây viêm tủy. Khi này mọi người sẽ cảm nhận được cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Càng để lâu vết thì sâu sẽ càng lan rộng, có thể bị thủng 1 lỗ hoặc nhiều lỗ, thậm chí lây lan sang các răng khác.

Giải pháp điều trị sâu răng hàm có lỗ

2 cách điều trị sâu răng hàm có lỗ

  • Hàn - trám răng

Phương pháp hàn trám thường được áp dụng trong trường hợp răng hàm bị thủng lỗ nhỏ và mới chớm sâu. Đối với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ nạo bỏ sạch phần mô răng đã bị sâu. Sau đó dùng vật liệu trám răng chuyên dụng để lấp đầy những lỗ thủng và đông cứng vật liệu trám bằng đèn chiếu halogen, giúp răng chắc khỏe trở lại.

  • Bọc sứ

Bọc răng sứ thường được chỉ định trong trường hợp răng bị sâu nặng nhưng vẫn có thể bảo tồn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một mão răng sứ có màu sắc và hình dáng giống hệt như răng thật để bọc xung quanh phần cùi răng bị mài. Sau đó gắn mão sứ lên trên để ngăn ngừa tình trạng lây lan của vi khuẩn gây sâu răng.

Sau khi đọc xong bài viết về sâu răng hàm có lỗ, hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu bạn thấy răng của mình có những dấu hiệu của sâu răng hàm có lỗ thì nên đến ngay nha khoa Nhân Tâm để được chữa trị ngay nhé!