TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mang thai có niềng răng được không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,185
Niềng răng giúp khắc phục hiệu quả các khiếm khuyết về răng như hô, móm, thưa, lệch lạc..., mang lại diện mạo xinh đẹp và rạng rỡ. Do đó, nhiều mẹ bầu cũng muốn niềng răng để làm đẹp và tự tin hơn. Vậy khi mang thai có niềng răng được không?

Mang thai có niềng răng được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thời kỳ mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm ở các chị em, cơ thể cũng có những sự thay đổi khác biệt nên chị em lo lắng vấn đề niềng răng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi là điều dễ hiểu.

Về bản chất, niềng răng sử dụng các khí cụ gắn lên răng để tạo lực giúp răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên trong quá trình niềng răng, bạn sẽ cần trải qua những bước như chụp X-quang răng hoặc có thể bị đau hay khó chịu ở một số giai đoạn như: tách kẽ, gắn mắc cài, nhổ răng… từ đó gián tiếp tác động đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mang thai có niềng răng được không?

Để biết có nên niềng răng khi mang thai hay không, trước tiên mời các bạn cùng tìm hiểu qua các bước niềng răng cơ bản, bao gồm:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn

Bạn sẽ được hướng dẫn chụp X-quang răng để bác sĩ quan sát rõ về mức độ lệch lạc của răng, đồng thời xem có răng mọc dư hay mọc ngầm hay không nhằm tư vấn cho bạn phương hướng điều trị tốt nhất.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị.

Sau khi bạn quyết định niềng răng, Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích bằng phần mềm chỉnh nha tiên tiến Vceph 3D và lên phác đồ điều trị chi tiết từng giai đoạn.

Bước 3: Gắn khí cụ

Hoàn tất phác đồ điều trị, Bác sĩ sẽ đặt lịch cho bạn đến thực hiện các công đoạn như tách kẽ và gắn niềng lên răng.

Bước 4: Theo dõi định kỳ

Trong suốt thời gian đeo niềng, bạn sẽ được theo dõi và siết răng định kỳ, nhổ răng hoặc cắm vis (nếu có)…

Bước 5: Tháo mắc cài

Khi răng đã trở nên đều đẹp thì Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng cho bạn. Thời gian niềng có thể kéo dài thông thường từ 18 - 24 tháng tùy theo mức độ lệch lạc của răng.

Bước 6: Hướng dẫn đeo hàm duy trì và chăm sóc răng miệng

Sau khi tháo niềng bạn cần đeo hàm duy trì sau niềng răng theo hướng dẫn của Bác sĩ để tránh trường hợp răng bị chạy lại như cũ, đồng thời Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách chăm sóc răng miệng đúng để bạn luôn có hàm răng khỏe và đẹp.

Vậy niềng răng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Về bản chất, niềng răng chỉ sử dụng khí cụ chỉnh nha để tác động lên răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí, nên không ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ và bé.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần cân nhắc kỹ trước khi niềng răng bởi những yếu tố sau đây:

  • Trước khi niềng răng, để xác định rõ tình trạng cấu trúc răng và xương hàm, Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang răng hoặc chụp CT, điều này có thể bất lợi cho thai nhi
  • Thời gian niềng răng thường kéo dài khoảng 18-24 tháng. Trong thời gian này đòi hỏi việc thăm khám và nắn chỉnh răng thường xuyên nên khá bất tiện cho mẹ bầu.
  • Trong trường hợp cần phải nhổ răng, việc sử dụng thuốc tê được khuyến cáo là không tốt cho phụ nữ mang thai.
  • Việc kiêng cữ một số thực phẩm khi niềng răng có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Do đó, các mẹ bầu cần lựa chọn địa chỉ phòng khám nha khoa và uy tín nhất để tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của Bác sĩ trước khi quyết định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Niềng răng khi mang thai cần lưu ý những gì?

Trong thời gian đầu mang thai: Thông báo cho Bác sĩ thực hiện niềng răng nếu đang mang thai để Bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ bầu không được tốt, ốm nghén quá nặng, sự phát triển của phôi thai không ổn định… Bác sĩ sẽ xem xét tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng, lùi thời gian nhổ răng… để giữ cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi ổn định.

Nếu sức khỏe cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, mẹ vẫn có thể tiếp nhận điều trị chỉnh nha như bình thường nhưng cần cân nhắc lực siết, lưu ý vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh răng… để bảo đảm an toàn cho thai phụ.

Xem thêm: Bỏ túi bí kíp niềng răng vô hình Invisalign thành công

Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho mẹ bầu muốn niềng răng. Để biết bản thân có thể niềng răng khi mang thai được hay không, chị em nên trực tiếp tới Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám và nhận những lời khuyên hữu ích nhất từ chuyên gia chỉnh nha hàng đầu của chúng tôi.