TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Kinh nghiệm về niềng răng như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 590
Hành trình niềng răng của mỗi người là mỗi khác. Bởi lẽ hiệu quả sau khi chỉnh nha sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu trước một số vấn đề có thể gặp phải trước khi quyết định niềng răng. Dưới đây, nha khoa Nhân Tâm, sẽ chia sẻ 3 kinh nghiệm niềng răng như thế nào, tổng hợp được từ rất nhiều khách hàng và các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Nhiều người tìm đến phương pháp này với mục đích tăng yếu tố thẩm mỹ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mắc bệnh lý răng miệng phức tạp cần đến sự tác động của các khí cụ nha khoa để điều chỉnh.

Kinh nghiệm nhổ răng khi chỉnh nha

Tùy theo cơ địa và tình trạng răng miệng của mỗi người mà khi đến thăm khám, cơ sở nha khoa sẽ chỉ định phương pháp nhổ răng sao cho hợp lý nhất. Có người chỉ cần nhổ từ 1-2 cái nhưng có người lại phải nhổ tới 4-6 cái.

Thông thường quá trình nhổ răng sẽ được thực hiện để tạo khoảng trống, giúp bác sĩ có thể kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Việc nhổ răng là một bước không thể tránh khỏi trong quá trình niềng răng. Dựa vào từng mức độ và tình trạng răng miệng khác nhau, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng khách hàng.

Cũng sẽ có những trường hợp không cần phải tiến hành nhổ răng, và đa phần những trường hợp này đều là do răng mọc thưa, không quá khấp khểnh,… Quá trình nhổ răng sẽ khá đau nhức nên bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm sau khi nhổ răng để giảm bớt khó chịu như sau:

  • Không được súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng có tính cay.
  • Tránh chải răng vào vùng răng vừa mới nhổ .
  • Ăn các loại thức ăn thanh mát, tránh ăn các loại đồ cay nóng gây tổn thương đến niêm mạc răng. Cũng chú ý không nên ăn những loại thức ăn giòn, cứng để tránh vụn rơi vào chỗ nhổ gây sưng tấy.
  • Tuân theo chỉ thị của bác sĩ, uống thuốc giảm đau đúng liều lượng được kê, đúng thời điểm.
  • Có thể chườm lạnh ở vị trí đau qua má để giảm sưng đỏ.

Cần tránh thức ăn cay nóng gây tổn thương đến niêm mạc răng sau khi nhổ

Kinh nghiệm ăn uống khi niềng răng

Việc đeo thêm bộ khung niềng vào răng khiến nhiều người nghĩ rằng quá trình ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thực chất giai đoạn khó chịu chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian đầu gắn khí cụ do cơ hàm chưa quen, còn sau khi đã trải qua rồi thì quá trình ăn uống có thể thoải mái hơn.

Trong thời gian niềng răng bạn không cần quá kiêng khem đặc biệt mà chỉ cần lưu ý cắt nhỏ thức ăn, hạn chế ăn những thức ăn quá cứng có thể làm bung mắc cài, khiến quá trình niềng kéo dài hơn.

Niềng răng có đau không?

Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về phương pháp này, việc niềng răng có đau hay không chắc chắn là một câu hỏi mà bạn rất quan tâm.

Trên thực tế, việc đau nhức khi niềng răng sẽ rơi vào một khoảng thời gian nhất định và trong mức độ có thể chịu được của cơ thể chứ không quá kinh khủng như mọi người vẫn lầm tưởng. Cụ thể hơn bạn cần nắm được một số giai đoạn sẽ đau khi niềng răng như sau:

Đặt thun tách kẽ

Đây là bước cơ bản đầu tiên trong quá trình chỉnh nha. Ở khâu này, bác sĩ sẽ đặt thun vào giữa khe răng 6 hoặc 7 để tạo ra khoảng trống cho việc lắp niềng.

Đặt thun tách kẽ trước khi chỉnh nha

Mức độ đau ở giai đoạn này không quá nhiều nhưng sẽ gây ra cảm giác vướng, căng tức khó chịu. Những đồ ăn mềm là thực phẩm được đề cử trong giai đoạn này, tránh những thức ăn cứng và dễ vụn để giảm thiểu lực nhai cho răng.

Xem thêm: Cảnh báo - Tác hại của niềng răng không đúng kỹ thuật

Nhổ răng

Thông thường, cơn đau nhức chỉ xuất hiện khi thuốc tê đã hết. Để giảm thiểu tình trạng này một cách hiệu quả, bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc giảm đau và giảm sưng. Trong giai đoạn này bạn cũng cần chú ý ăn thức ăn mềm, lỏng và tránh các đồ ăn cay nóng gây tổn hại đến vùng niêm mạc răng.

Siết răng

Quá trình siết răng có thể diễn ra mỗi lần một tháng, tùy từng trường hợp cho đến khi hoàn thành quá trình niềng răng. Mức độ đau khi siết răng bạn vẫn có thể chịu được, và chỉ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày.

Cũng ở thời gian này, bạn nên ăn thức ăn lỏng, tránh dùng răng cắn xé thức ăn vì răng lúc này đang ở trong trạng thái xô lệch, dùng lực quá mạnh sẽ khiến răng bị chạy khỏi vị trí ban đầu.

Quá trình siết răng sẽ diễn ra 1 lần/tháng

Đeo khí cụ

Các loại khí cụ được sử dụng trong quá trình niềng răng có thể là dụng cụ nong hàm, minivis. Quá trình nong hàm chắc chắn sẽ gây đau nhức nhưng cũng giống như siết răng, những biểu hiện này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian đầu.

Cũng ở giai đoạn này, các loại thực phẩm mềm, lỏng vẫn nên xuất hiện trong thực đơn hàng ngày, hạn chế ăn các loại đồ ăn cứng để tránh mắc vào phần nong hàm.

Nếu nong hàm bị hằn lên lưỡi và gây đau, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để hỏi ý kiến và sử dụng những liều thuốc giảm đau phù hợp.

Niềng răng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì cùng quyết tâm thay đổi của bạn. Chính vì vậy, tìm hiểu càng nhiều về niềng răng như thế nào càng tốt trước khi chỉnh nha sẽ giúp bạn tránh khỏi những “bỡ ngỡ” trước những trường hợp bất ngờ! Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ tận tâm, chuyên nghiệp trước khi “trao răng gửi mặt” bạn nhé!