Khớp cắn chuẩn là khớp cắn đảm bảo sự tương quan hài hòa của khuôn mặt, bao gồm đầy đủ các tiêu chuẩn về vòm hàm, cung răng cùng tỷ lệ, kích cỡ răng trên cung hàm.
Một khớp cắn đạt chuẩn sẽ không chỉ giúp khuôn mặt đẹp hơn mà còn hỗ trợ khả răng ăn nhai và hạn chế các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
Những tiêu chuẩn tạo nên khớp cắn chuẩn
Tương quan hài hoà giữa khuôn mặt và 2 hàm răng
Khớp cắn chuẩn cần đạt một tỷ lệ hợp lý, tạo nên sự tương quan hài hòa giữa 3 bộ phận là mắt – mũi – trán. Khoảng cách giữa 3 phần này sẽ có một sự cân xứng nhất định, giúp khuôn mặt ưa nhìn hơn dù ở góc nghiêng hay nhìn thẳng.
Tương quan hài hòa của hàm trên và hàm dưới
Hai hàm răng của khớp cắn chuẩn bình thường cũng phải có sự tương xứng với nhau. Cụ thể, nhóm răng trước ở hàm trên (răng cửa, răng nanh) trùm bên ngoài nhóm răng trước ở hàm dưới. Có sự tiếp xúc của răng cửa hàm dưới với răng cửa hàm trên là khoảng 2/3 thân răng khi ở trạng thái nghỉ.
Nhóm răng sau là các răng hàm sẽ có sự tiếp xúc ở mặt ăn nhai giữa hai hàm, khi cắn sẽ sát khít với nhau và không bị kênh cộm. Đồng thời, mỗi chiếc răng ở hàm này sẽ đối xứng với chiếc răng tương tự ở hàm còn lại.
Trục đối xứng đạt chuẩn
Khớp cắn đạt chuẩn hay không có thể xác định dựa trên trục đối xứng của khuôn mặt. Đây là một đường thẳng dọc theo sống mũi và chia khuôn mặt thành 2 phần.
Nếu bạn có khớp cắn chuẩn thì trục đối xứng sẽ chia đều trán, mũi, khuôn miệng, hàm răng và cằm thành 2 phần bằng nhau, không gây lệch trái hay lệch phải.
Trục đối xứng khuôn mặt đạt chuẩn
Tỷ lệ vàng của khuôn mặt
Khuôn mặt đạt được tỷ lệ vàng với khớp cắn chuẩn khi 3 phần của khuôn mặt cân đối, hài hòa. Ba phần này được chia ra như sau: vị trí từ chân tóc đến đầu mũi; từ đầu mũi đến gốc mũi và từ gốc mũi đến hết cầm.
Bên cạnh đó, khớp cắn chuẩn phải có khuôn mặt thon dần khi đi về phía cằm, xương hàm nhọn và không bị thô kệch. Khi cười không bị méo hay lệch mà phải đảm bảo độ cân xứng.
Làm thế nào để có được khớp cắn đạt chuẩn?
Có được khớp cắn chuẩn là điều mà chúng ta đều mong muốn. Tuy nhiên, các hàm răng bình thường đa số đều ở dạng sai lệch.
Có thể là khớp cắn hô, khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn hở,… làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt khiến bạn tự ti và ngại giao tiếp. Hoặc nó gây khó khăn cho quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng và khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng.
Để điều trị các trường hợp sai khớp cắn về khớp cắn chuẩn thì bạn cần thực hiện niềng răng, bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc phẫu thuật hàm.
Tùy vào mức độ lệch khớp cắn nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ sử dụng linh hoạt ba phương pháp này, có thể áp dụng tách rời hoặc kết hợp.
Người có khớp cắn đạt chuẩn vẫn có khả năng phải niềng răng để chỉnh thẩm mỹ nếu các răng không đều đặn, thẳng hàng với nhau.
Hoặc nếu răng bạn đều đẹp nhưng lại không chuẩn khớp cắn thì niềng răng cũng là cách giúp bạn cải thiện khả năng ăn nhai và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
Bạn cần tiến hành các phương pháp nha khoa để đưa khớp cắn về vị trí đạt chuẩn
Trên đây là những thông tin tham khảo về các tiêu chí vàng để tạo nên một khớp cắn chuẩn. Khi có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp để được các chuyên gia của nha khoa uy tín - Nha khoa Nhân Tâm hỗ trợ nhé!