TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Khi nào bé mọc răng - sơ đồ mọc răng của bé như thế nào

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 944
Bạn có biết bao nhiêu tuổi bé sẽ mọc răng không? Sơ đồ mọc răng của bé như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng mới có con đặt ra. Hôm nay chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp cho các bố mẹ nhé!

Hầu hết đứa bé nào khi sinh ra cũng từng trải qua hai lần mọc răng. Quá trình mọc răng là một trong những bước ngoặt lớn nhất của bé. Bạn sẽ được biết bao nhiêu tuổi bé mọc răng, sơ đồ chi tiết về từng quá trình và những kiểu mọc phổ biến qua bài viết này.

Bố mẹ có biết khi nào bé mọc răng không?

Thông thường, những chiếc răng đầu tiên của bé sẽ bắt đầu mọc lúc bé 6 tháng đến 1 tuổi. Nhưng cũng có một vài trường hợp bé mọc răng khá sớm, trước khoảng thời gian thường thấy. Nếu có trường hợp mọc sớm thì cũng sẽ có trường hợp bé mọc chậm. Có những bé dù đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa mọc một chiếc răng nào và cũng chưa có dấu hiệu mọc răng.

Khi thấy tình trạng này các mẹ không cần phải lo lắng. Vì có thể đây chỉ là một vài nguyên nhân về cấu trúc răng hoặc do di truyền nên bé mới chậm mọc răng hơn các bé khác. Dù bé mọc răng sớm hay muộn thì sơ đồ mọc răng của bé về hai hàm đều như nhau, vẫn đi theo một trật tự nhất định.

Tìm hiểu sơ đồ mọc răng sữa của bé

Sơ đồ mọc răng: 5 tháng - 12 tháng

Các bậc cha mẹ nên để ý vị trí răng cửa của xương hàm phía dưới, lúc này có thể đã nhú lên 1, 2 chiếc răng cứng màu trắng. Đây chính là chiếc răng “tiên phong” xuất hiện chào đón em bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm và tập nói.

Sơ đồ mọc răng của bé: 9 tháng - 16 tháng

Tiếp theo là 2 chiếc răng nằm cạnh răng cửa hàm trên và dưới. Hai chiếc răng này vô cùng quan trọng trong việc ăn uống, gặm cắn của bé. Khi này, 4 răng cửa bên trong cũng có thể mọc lên cùng lúc với răng cửa, cha mẹ nên để ý.

13 tháng đến 19 tháng (lúc này bé đã hơn 1 tuổi)

4 răng hàm nằm phía trong cùng hàm đã bắt đầu phát triển. Xuất hiện khá rõ với hình dáng to, vuông, cứng hơn răng ở những vị trí khác.

17 tháng đến 33 tháng (bé đã được 2 tuổi)

Những chiếc răng ở vị trí còn lại như răng nanh, răng hàm thứ 2 đều sẽ mọc hết hàm để lấp đầy chỗ trống.

Lưu ý về sơ đồ mọc răng của bé:

Thời gian và vị trí mọc răng có thể sẽ khác tùy vào cơ địa của từng bé. Vì thế, không có 1 quy chuẩn chung nào được đem ra so sánh hay đánh giá việc răng mọc bình thường hay bất thường. Nếu như trẻ bước sang tháng 12 (1 năm tuổi) mà chưa mọc được một chiếc răng sữa nào thì cha mẹ nên dẫn bé đến bác sĩ xét nghiệm và xử lý kịp thời.

Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Nếu các mẹ đã biết được thời gian bé mọc răng qua sơ đồ bên trên thì hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu mọc răng dưới đây:

Chảy dãi: Mọc răng thường kích thích bé chảy nước dãi

Cằm nổi mẩn: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, số lượng nước này sẽ tiếp xúc vào da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ của bé và gây nổi mẩn. Bố mẹ cần chú ý để vệ sinh cho bé kỹ hơn, để bé có làn da đẹp.

Ho: khi trong miệng có quá nhiều nước dãi cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay bị sặc.

Thích nhai cắn: Áp lực khi các chiếc răng bé xinh cứ muốn đâm xuyên qua nướu sẽ khiến trẻ không thoải mái. Vì thể trẻ bắt đầu có xu hướng gặm một thứ gì đó. Lúc này ba mẹ nên đi mua cho bé những món đồ chơi mềm để hạn chế tổn thương nướu của trẻ.

Chán ăn: Sự khó chịu khi mọc răng sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bằng cách ti mẹ hay núm vú giả. Nhưng khi bé ngậm vào thì nó lại khiến cơn đau trở nên khó chịu hơn. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến việc bé chán ăn.

Tham khảo các kiểu mọc răng của bé

Thật ra thì mầm răng sữa đã được hình thành từ khi bào thai được 5 tuần cho đến 20 tuần nó đã bắt đầu ngấm vôi. Khi em bé lớn, chúng sẽ mọc lên trên cung hàm. Dưới đây là những kiểu mọc răng phổ biến nhất:

Răng cửa mọc trên 2 cung hàm

Khi bé được 4-5 tháng, cung hàm ở vị trí chính giữa sẽ bắt đầu gồ lên 1 chút nướu. Thời gian nướu gồ lên rõ hơn thì bạn sẽ thấy màu răng trắng nhú lên. Thông thường thì 2 răng cửa hàm dưới có thể mọc lên cùng 1 lúc hoặc là cái trước cái sau nhưng sẽ không cách nhau quá lâu đâu. Lúc bé gần 1 tuổi có thể bi bô, chập chững đi chính là thời gian hàm trên mọc 2 răng cửa. 4 răng này có công dụng giúp bé gặm nhấm, cắn đồ vật.

Mọc răng hàm

Từ 1 năm trở đi, các răng quan trọng dùng để ăn uống sẽ lần lượt mọc lên. Đó chính là những chiếc răng hàm. Lần này cung hàm ở trên sẽ mọc sớm hơn hàm dưới.  Vị trí thường nằm ở chính giữa hàm, cách răng cửa khoảng vài cm.

Hình dáng răng hàm to, vuông hoặc bè hơn các vị trí khác, thân răng không cao.

Khi đã mọc xong 4 chiếc răng hàm, trẻ sẽ thuận tiện trong việc ăn cơm, cháo và một số loại thực phẩm cứng.

Răng nanh

Răng nanh hiểu nôm na là răng được bổ sung vào giữa răng cửa và răng hàm. Hiện tại trẻ có thể khoảng 20 tháng tuổi, các răng nanh hàm dưới sẽ đẩy nướu xuất hiện trước  hàm trên.

Hình dáng của răng nanh đối với 1 số trẻ có thể khiến bé bị khuyết 1 phần mặt nhai. Vì mặt nhai của răng nhọn sẽ không bao giờ thẳng như các chiếc răng khác.

Răng hàm trong cùng

Răng hàm cuối cùng nằm trên cung hàm của trẻ là những chiếc răng ở phía trong cùng – còn được gọi là răng hàm số 8. Khi bạn đến tuổi trưởng thành, răng số 8 có thể mọc và mang đến rất nhiều phiền toái, nó còn được gọi là “răng khôn”

Thời gian từ 2 đến 2,5 năm, các vị trí bỏ trống sẽ dần được lấp đầy. Kết thúc quá trình mọc răng chứng tỏ 2 cung hàm của bé đã có đầy đủ các răng để tự mình ăn uống. Không còn phụ thuộc vào sự mớm, đút của cha mẹ nữa.

Nói tóm lại vòng đời của những chiếc răng có thể quyết định đến tính thẩm mỹ của bé sau này. Các cha mẹ nên để ý thật kỹ sơ đồ mọc răng của, nếu có bất thường, hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm ngay lập tức nhé!