TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hôi miệng khi niềng răng - Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3.283
Hôi miệng khi niềng răng là một trở ngại rất lớn trong quá trình giao tiếp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng là do đâu và cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả?

Một trong những vấn đề phổ biến mà khách hàng gặp phải khi niềng răng là bị mắc kẹt thức ăn trong mắc cài. Nếu các mảng bám thức ăn còn sót lại trong kẽ răng của bạn, chúng sẽ nhanh chóng trở thành nguồn thức ăn cho vi khuẩn. Khi vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong miệng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng khi niềng răng

Hôi miệng khi niềng răng là một tình trạng không hiếm gặp, khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi phải giao tiếp thường xuyên.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ các yếu tố điển hình như:

  • Vệ sinh răng, lưỡi trong khi đeo niềng chưa tốt khiến vi khuẩn tích tụ và phát triển, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng hơi thở có mùi.
  • Khách hàng mắc phải các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu trong thời gian chỉnh nha.
  • Vôi răng, mảng bám hình thành nhiều trên răng.
  • Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây hơi thở có mùi.
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm dễ gây mùi.
  • Các bệnh lý cơ thể khác.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng khi niềng răng

Khắc phục hôi miệng khi niềng răng như thế nào?

Với biện pháp dân gian

Súc miệng nước lá bạc hà: Bạc hà được cho là nguyên liệu chữa hôi miệng hiệu quả nhờ tính the mát, khử mùi rất mạnh. Bạn chỉ cần rửa sạch lá bạc hà, cho vào nồi đun sôi với nước rồi để nguội và sử dụng nước bạc hà để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Súc miệng bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng một cách dễ dàng. Chỉ cần lấy 1 – 2 thìa dầu dừa để súc miệng sau khi ăn hoặc sau khi chải răng, các mảng bám và vi khuẩn sẽ dần dần bong hết ra, từ đó, mùi hôi cũng sẽ được giảm bớt.

Chữa hôi miệng bằng quế: Trong quế có chứa thành phần aldehyd cinnamic có khả năng làm biến mất mùi hôi miệng một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần lấy 1 thìa bột quế rồi cho vào nước và đun sôi, sau đó lọc lấy phần nước để súc miệng hàng ngày. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để có hơi thở thơm mát.

Xem thêm: Niềng răng ăn được những gì?

Với biện pháp chuyên khoa

Điều trị hôi miệng khi niềng răng bằng biện pháp dân gian đòi hỏi bạn cần phải thật kiên trì và thực hiện trong một thời gian dài. Hơn nữa, tình trạng hôi miệng có thể tiếp tục xảy ra nếu ngưng sử dụng. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bạn nên tìm đến các biện pháp chuyên khoa như:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng sau khi ăn, làm sạch bề mặt lưỡi kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
  • Lấy vôi răng định kỳ để làm sạch mảng bám trên răng.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, mắm tôm,…
  • Uống đủ nước trong các thời điểm trong ngày để tránh khô miệng, khô họng gây hôi miệng.
  • Điều trị bệnh lý răng miệng và toàn thân (nếu có).

Vệ sinh răng niềng thật kỹ để phòng ngừa hôi miện

Để biết chính xác nguyên nhân gây hôi miệng khi niềng răng và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất, bạn có thể đến nha khoa gần nhất - nha khoa Nhân Tâm, địa chỉ uy tín cho việc niềng răng và vệ sinh răng miệng. Tại nha khoa Nhân Tâm, các sản phẩm vệ sinh răng miệng luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn sẽ được giải đáp toàn bộ thắc mắc của mình để sở hữu một hàm răng trắng đẹp hơn!