TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa (Hệ thống Cerec 2)

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,628
Giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa (Hệ thống Cerec 2) và ứng dụng nghiên cứu In Vitro VI kẽ phục hồi xoang loại II (Tập San của Hội Hình Thái Học Việt Nam, tập 13 - số 2/2013, Tổng hội Y Dược Học Việt Nam xuất bản)

Giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa (Hệ thống Cerec 2) và ứng dụng nghiên cứu In Vitro VI kẽ phục hồi xoang loại II

Giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa (Hệ thống Cerec 2) và ứng dụng nghiên cứu In Vitro VI kẽ phục hồi xoang loại II (Tập San của Hội Hình Thái Học Việt Nam, tập 13 - số 2/2013, Tổng hội Y Dược Học Việt Nam xuất bản)

Tóm tắt

Hệ thống thiết kế và chế tạo phụ hồi nha khoa tự động có sự trở giúp của vi tính (CAD/CAM) có thể tạo ra phục hồi và gắn trong một lần hẹn, mà không cần phải lấy dấu, đổ mẫu cũng như những giai đoạn thực hiện trong Labo. Đây là một công nghệ tiến bộ ứng dụng trong nha khoa.

Phần trình bày nhằm giới thiệu hệ thống CAD/CAM trong nha khoa (hệ thống CEREC 2) và ứng dụng nghiên cứu in vitro kẽ phục hồi xoang loại II. Qua 20 inlay được thực hiện cho thấy phục hồi inlay tạo ra từ hệ thống CEREC 2 phù hợp với xoag đã sửa xoạn. Calibra (một loại composite lưỡng trùng hợp) tỏ ra thích hợp để gắn loại phục hồi này.

INTRODUCTION TO THE DENTAL CAD-CAM SYSTEM (CEREC 2) AND IN VITRO STUDY OF MICROLEAKAGE AROUND CLASS II RESTORATION

Abstract Dental CAD-CAM system has the major advantage of fabricating and placing restorations in one appointment, without having to go through the conventional steps for prosthesis: impression taking, model casting, laboratoray work...
It is considered as a one of the most important application of computer technologies in Dentistry.
The author introduces about dental CAD-CAM system (Cerec 2 system) and its application in Class 2 restorations. In vitro microleakage was assessed on 20 Class II inlays. The results of this study show good application of the restorations and little microleakage.

Đặt vấn đề

Sự phát triển của máy tính và kỹ thuật điều khiển tự động là động lực cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong y khoa hiện đại nói chung và nha khoa hiện đại nói riêng.

Công nghệ CAD/CAM giúp thay đổi nhanh chóng cách thức thực hành nha khoa. Đặc biệt nhờ phương pháp gia công tự động phục hồi nha khoa, việc điều trị có thể được hoàn tất chỉ trong một lần hẹn.

Hệ thống CEREC 2 đẩu tiên có mặt tại Việt Nam là thiết bị được đầu tư cho trung tâm nha khoa phục hồi chất lượng cao, đặt tại Khoa Răng Hàm Mặt-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc trung tâm y tế chuyên sâu Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Y tế).

Với mong muốn áp dụng kỹ thuật mới, tìm thêm những khả năng và mở rộng sự lựa chọn cho thầy thuốc và bệnh nhân nhằm đạt được những phục hồi có chất lượng cao đồng thời rút ngắn được thời gian điều trị, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm các mục tiêu sau:

1. Giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa (hệ thống CEREC 2) và ứng dụng để thử nghiệm tạo inlay, onlay.

2. So sánh in vitro vi kẽ bờ nướu của inlay thử nghiệm được gắn bằng 2 loại vật lệu Calibra (composite lưỡng trùng hợp) và xi-măng GC Fuji Plus (xi-măng resin-modified glass ionomer hóa trùng hợp).

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Giới thiệu một số hệ thống CAD/CAM nha khoa

  • CAD: là bộ phận thu thập dữ liệu bằngg dấu quang học hay cơ học thông qua việc ghi dấu trực tiếp của răng đã sửa soạn hay từ mô hình (inlay, mão răng sứ...) được làm ra bởi bác sĩ hay kỹ thuật viên và thiết kế hình dáng phục hồi từ dữ liệu thu thập được.
  • CAM: là bộ phận chế tạo phục hồi từ khối sứ hay kim loại chế tạo sẵn dựa vào hình dáng đã được thiết kế (từ dấu quang học hay cơ học) hay dựa vào mô hình được làm bởi bác sĩ hay kỹ thuật viên. Từ đó có thể tóm tắt các hệ thống CAD/CAM nha khoa trong bảng sau:

Hệ thống CEREC

Hệ thống này được phát triển bởi Mormann và Brandestini từ 1980-1987. Sau đó, được tiếp nhận bởi công ty Siemens vào năm 1988, bắt đầu đưa vào thị trường là CEREC 1. CEREC là hệ thồng CAD/CAM nha khoa được biết nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Inlay CEREC đầu tiên được gắn cho bệnh nhân vào năm 1985.

  • CEREC 1: CEREC 1 là nguyên gốc (1980-1987), CEREC 1 thế hệ thứ 2 (1988) và phần mềm COS 2.0 đã phát triển 1991, CEREC 1 thế hệ thứ 3 giới thiệu năm 1992.
  • CEREC 2: Với kinh nghiệm được tích lũy trong những giai đoạn phát triển của CEREC 1, vào năm 1994, hệ thống CEREC được thiết kế trở lại hoàn hảo gọi là CEREC 2. Hệ thống này được cải tiến cả phần cứng lẫn phần mềm, có thể tạo ra nhiều loại phục hồi như inlay, onlay, veneer, mão cho răng trước và răng sau [29].

Cấu trúc hệ thống CEREC 2 gồm 3 bộ phận chính:

  • Thu thập dữ liệu (dùng camera), thiết kế phục hồi (phần mềm), chế tạo phục hồi (máy mài)
  • Camera CEREC 2 được cải tiến có độ phóng đại 12 so với camera CEREC 1 có độ phóng đại 8. Do vậy hình ảnh ghi nhận được từ camera CEREC 2 chi tiết hơn hình ảnh ghi nhận được từ camera CEREC 1.
  • Bộ phận gia công của CEREC 2 có thể mài dễ dàng trong 6 trục (bánh xe mài 2, bộ phận giữ khối sứ 1, mũi trụ 3) [7]. Mũi khoan trụ đường kính 1-2mm có thể mài những cấu trúc phức tạp như độ nhô của múi, những độ cao khác nhau của thành xoang và có thể điều chỉnh được bờ của mão và veneer [28]. Những dụng cụ mài được chạy bằngg mô tơ điện nên tốc độ gần như không thay đổi mặc dù mài ở những độ sâu khác nhau. Thời gian mài đối với inlay, onlay và mão từ 5-30 phút phụ thuộc kiểu mài và kích thước.

Phần mềm Cos 4.31 được cải tiến vào năm 1999. Tùy theo các tình huống lâm sàng, mặt nhai của inlay có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt hệ thống CEREC 2 có thể tạo ra phục hồi có mặt nhai chức năng.

Những vấn đề thường được nghiên cứu về hệ thống CEREC: So sánh độ chính xác của các hệ thống [27, 29, 42, 44, 45, 46, 47], các loại tạo vật liệu phục hồi [14, 21, 22, 40,50], các hệ thống xi măng gắn [23, 37, 43, 48, 52]

Xem thêm: Răng sứ Cercon bằng công nghệ CAD/CAM

Phương pháp đánh giá chất lượng phục hồi

Đánh giá lâm sàng

Sử dụng phim X quang, kính hiển vi điện tử quét, tiêu chuẩn phục vụ sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ (sự sống của răng, chỉ số chảy máu nướu, chất lượng bờ phục hồi, màu sắc, hình dáng giải phẫu của răng và phục hồi) để đánh giá chất lượng phục hồi. Thêm vào đó, những biến chứng và than phiền của bệnh nhân cũng được ghi nhận [20, 35, 52]

Đánh giá vitro

Chất lược phục hồi được đánh giá theo 2 phương pháp:

- Có xâm lấn mô răng: răng được cắt thành những lát mỏng hay được cắt qua trung tâm phục hồi bằng đĩa kim cương tốc độ chậm có nước làm mát, sau đó quan sát mặt tiếp giáp răng phục hồi dưới kính hiển vi [24, 46]

- Không xâm lấn mô răng: răng và phục hồi được giữ nguyên vẹn, đánh giá toàn bộ vùng bờ phục hồi từ vi ảnh hay đánh giá độ dày của xi-măng gắn từ những điểm đã chọn dọc theo bờ phục hồi bằng kính hiển vi điện tử quét [8, 21, 38].

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu trên 20 răng cối vĩnh viễn của người, bị nhổ không vì lí do sâu răng hay tổn thương mất chất khác. Răng còn nguyên vẹn, đã đóng chóp.

Tạo xoang inlay MO và thực hiện inlay tương ứng bằngg hệ thống CEREC 2. Chia ngẫu nhiên 2 nhóm, mỗi nhóm 19 răng: nhóm I gắn inlay với Calibra và nhóm II với Fuju Plus. Gắn inlay vào xoang theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phương tiện nghiên cứu

- Hệ thống CEREC 2

- Vật liệu gắn/dán

Nhóm I: Calibra (composite lưỡng trùng hợp) (Dentsply).

Nhóm II: GC Fuji Plus (resin-modified glass ionomer) (GC).

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu In vitro theo thiết kế nhóm song song ngẫu nhiên.

Tạo xoang inlay: các răng được cố định trên mẫu hàm. Tạo xoang inlay MO theo tiêu chuẩn sau: sàn xoang có độ sâu 2-3mm, thành nướu và thành tủy phẳng, các thành khác song song và vuông góc với thành nướu. Thành trụ phẳng, không cong lồi theo hình dáng bên ngoài của răng. Không vát bờ men ở các thành.

Tạo phục hồi bằngg hệ thống CEREC

* Thu thập dữ liệu răng đã sửa soạn bằng camera

Xoang inlay được rửa sạch và thổi khô, quét keo và phủ một lớp mỏng bột CEREC lên toàn bộ xoang và răng bên cạnh. Ghi hình xoang inlay bằngg camera: góc nhìn của camera trùng với hướng lắp inlay, xoang inlay trên màn hình đảm bảo 4 tiêu chuẩn sau: rõ nét, tương phản tốt, các thành được nhìn thấy rõ ràng, nằm ngay ngắn giữa màn hình.

* Thiết kế phục hồi

Quy trình thiết kế inlay được thực hiện theo các lệnh được thông báo trên màn hình như sau: vẽ đường đáy, hệ thống tự động thiết kế đường bề mặt, đường tiếp xúc phía bên, vẽ đường trũng giữa, hệ thống tự động thiết kế đường gờ bên.

* Mài phục hồi

Chọn khối sứ có kích thước thích hợp theo thông báo trên màn hình cho vào máy mài. Chọn lệnh mài, máy bắt đầu tiến trình mài.

Răng đã phục hồi được mã hóa, qua chu trình nhiệt, cách ly, nhuộm phẩm màu, cắt và quan sát bởi hai quana sát viên độc lập. Thang điểm sử dụng để quan sát và đánh giá mức độ thâm nhập phẩm màu ở thành nướu của phục hồi là: 0, 1, 2, 3 (theo Ferrari, 1996) [15].

Sử dụng phần mềm SPSS for Windows 9.01 để xử lý kết quả và so sánh mức độ thâm nhập phẩm màu giữa 2 nhóm.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả

Nhóm I: Có 8 phục hồi không có thâm nhập phẩm màu, 2 phục hồi còn lại thâm nhập màu đến thành trụ (độ 3).

Nhóm II: Có 6 phục hồi thâm nhập phẩm màu chưa vượt quá nửa chiều dài thành nướu (độ 1), 3 phục hồi thâm nhập phẩm màu quá nửa chiều thành nướu (độ 2) và 1 phục hồi thâm nhập phẩm màu đến thành trục (độ 3).

Phân tích thống kê

Sử dụng phép kiểm định tổng xếp hạng Mann-Whitney cho thấy mức độ thâm nhập phẩm màu vào thành nướu ở 2 nhóm khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê (p=0,014). Như vậy, có thể kết luận rằng sự tiếp hợp bờ của các phục hồi ở nhóm I tốt hơn so với các phục hồi ở nhóm II, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,014).

Bàn luận

Về kỹ thuật CEREC

* Thuận lợi của hệ thống CEREC

Nghiên cứu này sử dụng hệ thống CEREC 2 là một hệ thống được cải tiến từ năm 1994. Bên cạnh những cải tiến về phần cứng như camera, bộ phận mài; phần mềm Cos 4.31 cũng được cải tiến vào năm 1999. Hệ thống CEREC 2 cho phép tạo ra nhiều loại phục hồi chính xác như: inlay, onlay, mão răng trước, răng sau và veneer laminate, đặc biệt có thể chế tạo phục hồi có mặt nhai chức năng [27].

Hệ thống CEREC 2 chế tạo phục hồi hoàn toàn tự động, số lần hẹn bệnh nhân và thời gian thực hiện phục hồi ít hơn so với hệ thống cổ điển [41]. Với kỹ thuật này, toàn bộ tiến trình từ sửa soạn xoang đến gắn phục hồi chỉ trong một lần hẹn, bỏ qua các giai đoạn như: lấy dấu, đổ mẫu, làm phục hồi tạm, cũng như các giai đoạn trong labo.

Một thuận lợi khác của hệ thống CEREC lá có thể sử dụng gián tiếp.

* Những hạn chế và khó khăn của hệ thống CEREC

Chi phí đầu tư ban đầu cao. Thời gian huấn luyện căng thẳng trong 2 ngày. Những nha sĩ tham gia trong khóa huấn luyện phải sử dụng được camera và đánh giá được từng bước thiết kế [30].

Màu sắc của khối sứ bị hạn chế, tuy nhiên vấn đề này được khắc phục khá dễ dàng nhờ các bộ điểm màu của hệ thống sứ CEREC. Các bộ điểm màu cho phép tạo màu đặc trưng cho từng phục hồi trong khoảng thời gian 20 phút.

Về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy inlay CEREC gắn bằngg Calibra có hiệu quả tốt trong việc hạn chế hình thành vi kẽ (80% phục hồi có chất lượng tốt - không có vi kẽ), inlay CEREC gắn bằngg xi-măng GC Fuji Plus có vi kẽ ở những mức độ khác nhau: 60% độ 1, 30% độ 2 và 10% độ 3. Như vậy, có thể nhận thấy inlay CEREC có chất lượng đáng tin cậy, đặc biệt khi sử dụng vật liệu gắn/dán thích hợp, inlay CERC đạt độ tiếp hợp bờ rất cao và điều này có thể mang lại kết quả khả quan trên lâm sàng.

Năm 1990, nghiên cứu Mormann cho rằng sử dụng composite quang trùng hợp (Heliomoler) để gắn inlay CEREC có kết quả tốt, gắn inlay CERC bằngg composite lưỡng trùng hợp có kết quả tốt hơn so với các thế hệ composite trước đó, thành phần hóa trùng hợp dễ dàng cứng trong những vùng của xoang mà ánh sáng trùng hợp không thể đến được [30].

Trong nghiên cứu 2001, so sánh độ bền gắn của các loại xi-măng: glass, ionomer, resin-modified glass ionomer, composite lưỡng trùng hợp trên phục hồi toàn sứ tạo ra từ hệ thống CAD/CAM, De Boer kết luậ glass ionomer không phù hợp để gắn phục hồi toàn sứ của hệ thống CAD/CAM, composite lưỡng trùng hợp có độ bền dán tốt nhất [12].

Năm 1997, trong nghiên cứu so sánh độ bền dán của xi-măng glass ionomer và xi-măng resin-modified glass ionomer dùng gắn phục hồi sứ, Vallitu và Fors kết luận tỷ lệ bong dán cao ở nhóm sử dụng xi-măng glass ionomer, trong khi không có sự bong dán trong nhóm sử dụng xi-măng resin-modified glass ionomer gắn phục hối xử lý silane [51].

Năm 1998, Zueling-Singer-R và Bryant-RW thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù hợp ở bờ của phục hồi inlay được tạo ra từ hệ thống CEREC trong 3 năm, sử dụng các vật liệu gắn: composite hạt độn nhỏ đồng nhất, composite lai hạt độn nhỏ, composite lai hạt độn thô, xi-măng glass ionomer. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận bờ nhai của inlay CEREC có tính phù hợp cao và ổn định trong 3 năm. Nhựa composite hạt độn nhỏ có độ kháng mài mòn tốt hơn so với composite lai và glass ionomer [52].

Nghiên cứu của Hoàng Đạo Bảo Trâm và Hoàng Tử Hùng (1999) so sánh vi kẽ bờ nướu của inlay SONICSYS gắn bằngg composite lỏng quang trùng hợp và xi-măng glass ionomer lai hóa trùng hợp. Nghiên cứu đã kết luận gắn inlay sứ bằng composite tốt hơn có ý nghĩa so với xi-măng glass ionomer [2].

Trong một nghiên cứu in vitro sử dụng chu trình nhiệt và áp lực cơ học, Reich và cộng sự nhận thấy có tăng vi kẽ tương ứng với tăng độ dày xi-măng gắn inlay composite, trong khi không tìm thấy mối tương quan này ở inlay CEREC.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đánh giá in vitro chất lượng bờ nướu của phục hồi CEREC xoang loại II (1995), sử dụng 2 tiêu chuẩn: độ nguyên vẹn của bề mặt phục hồi (được phân tích dưới kính hiển vi điện tử trước và sau chu trình nhiệt, áp lực cơ học) và độ bền dán của phục hồi (quan sát sự thâm nhập phẩm màu sau chu trình nhiệt và áp lực cơ học), Schmalz và cộng sự cho rằng chất lược bờ phục hồi ảnh hưởng bởi độ dày của vật liệu gắn.

Với độ dày của vật liệu gắn 100 Mm, thất bại của việc gắn/dán thấp từ 3%-14%. Độ dày của vật liệu gắn lớn hơn 100 Mm thì sự bù đắp của composite gắn không hoàn chỉnh [38].

Tóm lại, có thể thấy rằng yếu tố chính ảnh hưởng chất lượng dán bờ phục hồi là sự chọn lựa vật liệu gắn/dán, vật liệu tạo phục hồi độ khít sát giữa phục hồi và mô răng. Quan nghiên cứu trên nhiều loại vật liệu gắn khác nhau, các tác giả đều đi đến nhận định: composite hạt độn nhỏ lưỡng trùng hợp được sử dụng như là vật liệu gắn đối với phục hồi CEREC tỏ ra có hiệu quả hơn so với các vật liệu lai và xi-măng glass ionomer.

Ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng lâm sàng

Hệ thống CEREC 2 là hệ thống gia công tự động nhiều loại phục hồi nha khoa khác nhau. Nhiều nghiên cứu đánh giá labo và lâm sàng đã khẳng định phục hồi của hệ thống CEREC có kết quả tốt về thẩm mỹ và chức năng [20, 30, 21, 42].

Mặt khác hệ thống sứ dùng trong hệ thống CEREC, đặc biệt Vita Blocs Mark II có nhiều đặc tính tốt: dễ mài, dễ đánh bóng, thẩm mỹ, khung feldspar dễ xoi mòn giúp cho việc dán có hiệu quả, khả năng chịu nén cao, không bị mài mòn và không làm mòn răng đối diện [32].

Hệ thống CEREC 2 lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Qua tìm hiểu và ứng dụng hệ thống này trong gia công inlay, onlay chúng tôi nhận thấy đây là một kỹ thuật hiện đại nhưng không phức tạp. Do vậy, nếu được huấn luyện, các bác sĩ nha khoa có thể làm chủ được kỹ thuật, thực hiện được các phục hồi đạt chất lượng cao trong một lần hẹn bằngg hệ thống này.

Nghiên cứu sử dụng hai loại vật liệu gắn/dán khác nhau là Calibra (composite lưỡng trùng hợp) và xi-măng GC Fuji Plus (resin-modified glass ionomer hóa trùng hợp). Kết quả cho thấy sự tiếp hợp bờ phục hồi khá tốt ở cả hai nhóm, đặc biệt ở nhóm I với vật liệu gắn dán là Calibra, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn không có vi kẽ đạt tới 80%.

Qua nghiên cứu ứng dụng hệ thống CEREC 2, chúng tôi gia công thành công inlay, onlay, đồng thời xác minh được loại xi-măng gắn thích hợp. Do vậy, việc áp dụng hệ thống CEREC 2 để chế tạo nhanh các phục hồi nha khoa thẩm mỹ, giúp tiết kiệm thời gian và sức lao động là giải pháp khả thi và có ý nghĩa thiết thực.

Kết luận

1. Các hệ thống CAD/CAm nha khoa ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong kỹ thuật nha khoa hiện đại.

2. Hệ thống CEREC 2 được trang bị tại Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng được đòi hỏi về xu thế đổi mới của nha khoa hiện đại; trong đó nổi bật với vai trò của công nghệ thông tin. Các hệ thống này đòi hỏi người sử dụng có kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản.

3. Nghiên cứu in vitro vi kẽ phục hồi inlay xoang loại II cho thấy:

* Mức độ vi kẽ bờ nướu của inlay gắn bằngg Calibra (composite lưỡng trùng hợp) ít hơn có ý nghĩa so với inlay gắn bằngg GC Fuji Plus (xi-măng resin-modified glass ionomer hóa trùng hợp) (p<0,014).

* Việc lựa chọn vật liệu gắn/dán cần lưu ý đến vật liệu tạo phục hồi: các hệ thống composite lưỡng trùng hợp tỏ ra thích hợp hơn đối với phục hồi sử dụng hệ thống CAD/CAM. CEREC 2 qua nghiên cứu in vitro này.

Ý nghĩa thực hành:

Ứng dụng hệ thống CEREC 2 trong việc tạo thành inlay, onlay trong nha khoa là một giải pháp khả thi, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ và chức năng, đồng thời có thể hoàn tất được công việc điều trị trong một lần hẹn.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

  1. Dương Thị Hoài Xuân, Hoàng Tử Hùng. Đánh giá in vitro sự hình thành vi kẽ bờ nướu miếng trám composite trực tiếp xoang loại II. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt. Trường ĐHYD Tp Hoà Chí Minh 1999:93-104.
  2. Hoàng Đạo Bảo Trâm, Hoàng Tử Hùng. Đánh giá in vitro vi kẽ của phục hồi xoang loại II sử dụng SONICSYS . Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt. Trường ĐHYD Tp Hoà Chí Minh 1999:67-75.
  3. Nguyễn Thị Kim Yến, Hoàn Tử Hùng. Đánh giá in vitro vi kẽ của phục hồi xoang loại II sử dụng SONICSYS. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt. Trường ĐHYD Tp Hoà Chí Minh 2001:98-104.
  4. Nguyễn Thị Thanh Vân, Hoàng Tử Hùng. Ảnh hưởng của kỹ thuật trám composite trên sự hình thành vi kẽ. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt. Trường ĐHYD Tp Hoà Chí Minh 1999:76-92.

Tài liệu tiếng Anh

  1. Bindl A, Mošrmann W H. Clinical evaluation of adhesively placed Cerec endo-crowns after 2 years--preliminary results. J-Adhes-Dent 1999; 1(3): 255-65. (Abstract)
  2. Bronwasser P J, Mošrmann W H, Krejci I, Lutz F. The marginal adaptation of Cerec-Dicor-MGC restorations with dentin adhesives. Schweiz-Monatsschr-Zahnmed 1991; 101(2): 162-9.
  3. Chen J H, Matsumura H, Atsuta M. Effect of different etching periods on the bond strength of a composite resin to a machinable porcelain. J-Dent 1998 Jan; 26(1): 53-8. (Abstract)
  4. Clotten S, Blunck U, Roulet J F. The influence of a simplified application technique for ceramic inlays on the margin quality. J-Adhes-Dent 1999; 1(2): 159-66. (Abstract)
  5. Coli P. In vitro marginal leakage around Class II resin composite restorations with glass-ceramic inserts. Quintessence Int 1997 Nov; 28(11): 755-760.
  6. Cvitko E vaø cs. Effect of martrix systems and polymerization techniques on microleakage of Class II resin coposite restorations. Am J Dent 1992 Dec; 5(6): 321-323. (Abstract)
  7. Darbyshire P A vaø cs. Microleakage in Class II composite restoration bond to dentin using thermal and load cycling. J Dent Res 1988 Mar ; 67(3): 585-587. (Abstract)
  8. De Boer H D, Van Waas M A J, De Gee A J, Feilzer A J. Bond strength of luting cements to synthoceram ceramic. 79th general session & exhibition of the IADR 2001-chiba, abtract 1083.
  9. Dietschi D vaø cs. Influence of the restorative technique and new adhesive on the dentine marginal seal and adaptation of resin composite Class II restoration: An in vitro study. Quintessence int 1995; 26: 717-727.
  10. Estafan D, David A, Calamia J. A new approach to restorative dentistry:fabricatingceramic restorations using CEREC CAD/CAM. Compend-Contin-Educ-Dent 1999 Jun; 20(6):555-60. (Abstract)
  11. Ferrari M vaø cs. Sealing ability of Fuji IX in Class restoration. Am J Dent 1996.
  12. Fisbein S vaø cs. The effect of VLC scotchbond and an incremental filling technique on leakage around Class II composite restorations. ASDC J Dent Child 1988 Jan- Feb; 55(1): 29-33. (Abstract)
  13. Fuks vaø cs. Assessment of marginal leakage around Class II composite restorations in retrieved primary molars. Pediatr Dent 1990 Feb; 12(1): 24-27.(Abstract)
  14. Godder B. Microleakage reduction using glass - ceramic inserts. Am-J-Dent 1994 Apr; 7(2):74-76.
  15. Hembree J H. Comparisons of fit of CAD-CAM restorations using three imaging surfaces. Quintessence-Int 1995 Feb; 26(2): 145-7. (Abstract)
  16. Heymann H O, Bayne S C, Sturdevant J R, Wilder A D, Roberson T M. The clinical performance of CAD-CAM—generated ceramic inlays. JADA 1996 Aug: 1171 – 1181.
  17. Hurzeler M, Zimmermann E, Mošrmann W H. The marginal adaptation of mechanically produced onlays in vitro. Schweiz-Monatsschr-Zahnmed 1990; 100(6): 715-20.
  18. Isenberg B P, Essig M E, Leinfelder K F. Three-year clinical evaluation of CAD/CAM restorations. J-Esthet-Dent 1992 Sep-Oct; 4(5): 173-6.
  19. Kamada K, Yoshida K, Atsuta M. Effect of ceramic surface treatments on the bond of four resin luting agents to a ceramic material. J-Prosthet-Dent 1998 May; 79(5): 508-13. (Abstract)
  20. Kawai K, Hayashi M, Torii M, Tsuchitani Y. Marginal adaptability and fit of ceramic milled inlays. JADA 1995 Oct: 1414 – 1419.
  21. Ko Y M. The marginal leakage of resin inlay according to different method in class II cavity restoration. J Dent Res 1993; 72(4) (Abstracts)
  22. Liberman R. vaø cs. Reduction of microleakage in Class II composite resin restorations using retentive pins. J Oral Rehabil 1996 apr; 23(4):240-243.
  23. Liu P R, Isenberg B P, Leinfelder K F. Evaluating CAD-CAM generated ceramic veneers. JADA 1993 Apr: 59 – 63.
  24. Mehl A, Hickel R. Curent State Of Development And Perspective of Machine-Based Production Method For Dental Restaurations. Int-J-Computerized Dentistry 1999 Jan; 1(2):9-36
  25. Mošrmann WH, Schug J. Grinding precision and accuracy of fit of CEREC 2 CAD-CIM inlays. JADA 1997 Jan: 47 – 53.
  26. Mošrmann W H, Brandestini M, Lutz F, Barbakow F, Gotsch T. CAD-CAM ceramic inlays and onlays: a case report after 3 years in place. JADA 1990 May: 517 – 520.
  27. Nathanson D, Riis D N, Cataldo G L, Ashayeri N. CAD-CAM ceramic inlays and onlays: using an indirect technique. JADA 1994 Apr: 421 – 427.
  28. Neumann P. CAD/CAM ceramics. Int-J-Computerized Dentistry 1999 Jan; 1(2):45-57
  29. Prati C. Early marginal microleakage in Class II resin composite restoration. Dent Mater 1989 Nov; 5(6): 392-398. (Abstract)
  30. Rekow ED. Dental CAD-CAM systems what is the state of the art? JADA 1991 Dec: 43 – 48
  31. Reiss B, Walther W. Clinical Long- Term Results and 10 years Kaplan-Meier-analysis of Cerec restoration. Int-J-computerized dentistry 2000 Jan; 1(3):9-24.
  32. Rosenblum M A, Schulman A. A Review of all-ceramic restorations. JADA 1997 Mar ; 297 – 307.
  33. Sato K, Matsumura H, Atsuta M. Effect of three-liquid bonding agents on bond strength to a machine-milled ceramic material. J-Oral-Rehabil 1999 Jul; 26(7): 570-4. (Abstract)
  34. Schmalz G, Federlin M, Reich E. Effect of dimension of luting space and luting composite on marginal adaptation of a class II ceramic inlay. J-Prosthet-Dent. 1995 Apr; 73(4): 392-9.
  35. Schneider W. Cerec 3. Int-J-computerized dentistry 2000 Jan;1(3):33-40.
  36. Shearer A C, Heymann H O, Wilson N H. Two ceramic materials compared for the production of CEREC inlays. J-Dent 1993 Oct; 21(5): 302-4.
  37. Siervo S, Pampalone A, Valenti G, Bandettini B, Siervo R. Porcelain CAD-CAM veneers some new uses explored. JADA 1992 Apr: 63 – 67.
  38. Sjogren G. Marginal and internal fit of four different types of ceramic inlays after luting. An in vitro study. Acta-Odontol-Scand 1995 Feb; 53(1): 24-8.
  39. Sjogren G, Molin M, van Dijken-J, Bergman M. Ceramic inlays (Cerec) cemented with either a dual-cured or a chemically cured composite resin luting agent. A 2-year clinical study. Acta-Odontol-Scand 1995 Oct; 53(5): 325-30. (Abstract)
  40. Sturdevant J R, Bayne S C, Heymann H O. Margin gap size of ceramic inlays using second-generation CAD/CAM equipment. J-Esthet-Dent 1999; 11(4): 206-14. (Abstract)
  41. Thordrup M, Isidor F, Horsted B P. A one-year clinical study of indirect and direct composite and ceramic inlays. Scand-J-Dent-Res 1994 Jun; 102(3): 186-92. (Abstract)
  42. Thordrup M, Isidor F, Horsted B P. Comparison of marginal fit and microleakage of ceramic and composite inlays: an in vitro study. J-Dent 1994 Jun; 22(3): 147-53.
  43. Thordrup M, Isidor F, Horsted B P. A 3-year study of inlays milled from machinable ceramic blocks representing 2 different inlay systems. Quintessence-Int 1999 Dec; 30(12): 829-36. (Abstract)
  44. Torii Y, Itou K, Itota T, Hama K, Konishi N, Nagamine M, Inoue K. Influence of filler content and gap dimension on wear resistance of resin composite luting cements around a CAD/CAM ceramic inlay restoration. Dent-Mater-J 1999 Dec; 18(4): 453-61.(Abstract)
  45. Van-Dijken J W, Ormin A, Olofsson A L. Clinical performance of pressed ceramic inlays luted with resin-modified glass ionomer and autopolymerizing resin composite cements. J-Prosthet-Dent 1999 Nov; 82(5): 529-35. (Abstract)
  46. Van-Meerbeek B, Inokoshi S, Willems G, Noack M J, Braem M, Lambrechts P, Roulet J F, Vanherle G. Marginal adaptation of four tooth-coloured inlay systems in vivo. J-Dent 1992 Feb; 20(1): 18-26. (Abstract)
  47. Vallittu P K, Forss H . A study of bonding glass polyalkenoate cement to the surface of dental ceramic material. Int-Dent-J 1997 Feb; 47(1): 53-8
  48. Zuellig-Singer R, Bryant R W. Three-year evaluation of computer-machined ceramic inlays: influence of luting agent. Quintessence-Int 1998 Sep; 29(9): 573-82. (Abstract)
  49. Yap A U vaø cs. An in vitro microleakage study of three restorative techniques for Class II restorations in posterior teeth. Biomaterials 1996 Nov; 17(21): 2031-2035.(Abstract)