TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Em bé bị sâu răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 831
Em bé bị sâu răng luôn là nỗi lo của các ông bố, bà mẹ. Bởi tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tác động không nhỏ đến việc ăn uống, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng cũng như quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Để biết được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả, tham khảo ngay bài viết sau!

Tình trạng em bé bị sâu răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, chẳng hạn như: vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn quá nhiều đồ ngọt, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi và vitamin D,…

Sâu răng sẽ khiến bé của bạn bị đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, tình trạng này còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Em bé bị sâu răng là do đâu?

Nhiều phụ huynh cho rằng, răng sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và được thay thế bằng răng vĩnh viễn, do đó không quan trọng và không cần phải quá quan tâm đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho bé.

Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi răng sữa đảm nhiệm vai trò ăn nhai và thẩm mỹ, đồng thời giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mất răng sữa sớm sẽ khiến trẻ ăn nhai khó khăn, tự ti với bạn bè và làm cho răng vĩnh viễn sau này bị mọc lệch.

Tình trạng em bé bị sâu răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

Men răng mỏng

Ở trẻ em, mức độ oxy hóa canxi ở răng vẫn chưa hoàn toàn ổn định, men răng còn mỏng. Điều này tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại tấn công và gây mòn men răng, dẫn đến sâu răng.

Thiếu hụt canxi, vitamin D

Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ ăn uống không đủ chất, đặc biệt là canxi sẽ gây ảnh hưởng đến men răng của bé về sau, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng.

Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin D cũng sẽ làm giảm khả năng canxi hóa và hấp thụ canxi ở trẻ, từ đó gây nên bệnh sâu răng.

Ăn quá nhiều đồ ngọt là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở trẻ

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Chế độ ăn uống quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas,… cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sâu răng sữa. Bởi các chất đường có trong đồ ngọt sẽ dần chuyển hóa thành axit ăn mòn răng, khiến răng yếu đi và dễ bị tác động bởi vi khuẩn sâu răng.

Vệ sinh răng miệng kém

Cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ. Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, các thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn sẽ tạo thành các mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng phá hủy cấu trúc răng miệng, gây nên các lỗ sâu trên răng.

Các triệu chứng sâu răng ở trẻ nhỏ

Việc nhận biết các triệu chứng sâu răng ở trẻ nhỏ sẽ giúp phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời nhằm hạn chế những tác hại từ sâu răng đến trẻ.

Khi sâu răng mới khởi phát có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ xuất hiện các đốm trắng trên răng, rất khó để nhận ra. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn thì có thể gặp một số dấu hiệu như:

  • Răng bị đổi màu ở một vài điểm trên mặt nhai, thân răng hoặc kẽ răng.
  • Bé cảm thấy đau nhức răng khi ăn nhai hoặc có cơn đau tự phát mà không rõ nguyên nhân.
  • Răng bị ê buốt khi ăn uống đồ ngọt, chua, nóng, lạnh,…
  • Xuất hiện lỗ sâu trên răng và có màu nâu, đen.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Tình trạng sâu răng ở trẻ

Xem thêm: Khách hàng Hồng Phước, Patrica và Công nghệ trồng răng implant

Các mức độ sâu răng ở trẻ

Em bé bị sâu răng sẽ được chia thành 3 mức độ: chớm sâu, sâu răng nặng, sâu răng viêm đến tủy. Điều trị sâu răng càng sớm sẽ giúp trẻ không bị đau nhức và bảo tồn được răng thật.

Giai đoạn 1: Chớm sâu

Ở giai đoạn này, sâu răng chưa hình thành các lỗ sâu và không gây đau nhức hay bất kỳ khó chịu nào. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhìn thấy được các đốm có màu trắng đục hoặc nâu trên răng.

Giai đoạn 2: Sâu răng này

Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, bề mặt răng của trẻ sẽ xuất hiện những lỗ sâu màu đen trên răng, có thể thấy bằng mắt thường. Ở giai đoạn này, trẻ có thể bị ê buốt, đau nhức do bị kích thích khi ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh.

Giai đoạn 3: Sâu răng viêm đến tủy

Đây là giai đoạn sâu răng nghiêm trọng, phát triển rộng, ăn mòn men răng và ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này trẻ sẽ bị đau nhức răng dữ dội, nhất là về đêm, thậm chí có thể phát sốt, gây ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và học tập của trẻ.

Sâu răng ở giai đoạn này nếu không được điều trị sẽ gây áp xe răng rất nguy hiểm, đồng thời trẻ có nguy cơ bị mất răng.

Tiến triển của quá trình sâu răng

Em bé bị sâu răng phải làm sao?

Khi trẻ bị sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín càng sớm càng tốt để các bác sĩ thăm khám cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào từng mức độ sâu răng mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp như:

Tái khoáng

Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp mới chớm sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng các dung dịch calcium, phosphate, fluoride,… để tái khoáng phần răng bị sâu cho trẻ, từ đó ngăn chặn sự tác động của các vi khuẩn có hại.

Trám răng

Trám răng sẽ phù hợp với những trường hợp răng có lỗ sâu nhỏ. Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô bị sâu và sử dụng vật liệu trám Composite để lấp đầy chỗ khuyết của răng, đồng thời tạo hình sao cho thẩm mỹ nhất. Phương pháp này sẽ giúp khôi phục hoàn hảo thẩm mỹ và tính năng ăn nhai cho răng của trẻ.

Điều trị tủy

Nếu trẻ bị sâu viêm đến tủy mà chưa đến tuổi thay răng vĩnh viễn thì có thể tiến hành điều trị tủy để bảo tồn răng thật. Bác sĩ sẽ lấy sạch tủy chết ra ngoài, tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy bằng vật liệu Gutta Percha.

Nhổ răng

Trường hợp bé bị sâu răng quá nặng, thân răng bị ăn mòn chỉ còn chân răng mà các phương pháp bảo tồn răng không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Việc nhổ răng lúc này là rất cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Trám răng điều trị sâu răng ở trẻ

Phòng bệnh sâu răng ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý đến một số vấn đề dưới đây.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trẻ em cũng cần vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày như người trưởng thành. Cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và loại kem đánh răng có lượng fluor phù hợp, theo đúng độ tuổi được ghi bởi nhà sản xuất, tuyệt đối không cho trẻ dùng kem đánh răng của người lớn.

Với trẻ nhỏ chưa mọc răng thì có thể vệ sinh răng nướu cho bé bằng cách sử dụng gạc hoặc miếng rơ lưỡi cho bé khoảng 2 lần/ngày. Còn với trẻ mới mọc răng thì có thể sử dụng bàn chải ngón tay và không dùng bất kỳ loại kem đánh răng nào.

Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý khi trẻ đủ lớn và biết nhả nước bẩn ra khỏi miệng.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tự vệ sinh răng miệng, tuy nhiên cần giám sát và hỗ trợ đến khi trẻ có thể tự làm một cách thành thạo. Hướng dẫn trẻ sử dụng nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa để làm sạch từng kẽ răng, giúp hơi thở luôn thơm mát.

Cha mẹ cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì một chế độ ăn uống phù hợp cũng góp phần ngăn ngừa bệnh sâu răng ở trẻ hiệu quả.

  • Bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các dưỡng chất như: canxi, vitamin, phospho,… Những dưỡng chất này sẽ giúp răng luôn được chắc khỏe. Bạn có thể tìm thấy các chất này từ các loại rau xanh, trái cây và thực phẩm từ sữa.
  • Hạn chế cho trẻ ăn uống quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo hay các loại nước có gas. Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều axit, tác nhân chính khiến men răng bị hỏng và hình thành sâu răng. Nếu trẻ ăn những thực phẩm trên thì nên uống nước, súc miệng ngay để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn gây sâu răng.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Thăm khám răng miệng định kỳ

Phụ huynh nên đưa trẻ đến những nha khoa uy tín để được thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bé, thực hiện cạo vôi răng và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nếu có. Điều này sẽ giúp răng của bé luôn được chắc khỏe và giúp hàm răng vĩnh viễn sau này trở nên đều đẹp.

Cần thăm khám răng miệng định kỳ cho trẻ tại các nha khoa uy tín

Sâu răng là bệnh không thể tự khỏi những hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé. Khi em bé bị sâu răng, bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí cho bạn.