TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Ê buốt khi niềng răng và giải pháp khắc phục hiệu quả

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.055
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc răng miệng cũng ngày càng tăng lên. Ngày càng có nhiều người tìm đến biện pháp niềng răng với mục đích lấy lại hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn, giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa hơn. Nhưng nhiều khách hàng đã gặp phải tình trạng ê buốt khi niềng răng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Có biện pháp nào để khắc phục?

Ê buốt khi niềng răng có thể xảy ra trong thời gian đầu vì răng chưa quen với lực tác động từ khí cụ nha khoa. Nếu hiện tượng niềng răng bị ê buốt kéo dài nhiều tuần thì có thể là do kỹ thuật niềng không đúng, nền răng không khỏe hoặc chế độ ăn uống, vệ sinh răng chưa khoa học.

Lúc này, bạn cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, chăm sóc răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt và tuân thủ chỉ dẫn về thuốc của bác sĩ.

Tại sao lại có hiện tượng ê buốt khi niềng răng?

Quy trình niềng răng có thể kéo theo cảm giác ê buốt, đặc biệt là ở những người mới đeo niềng được 1 hoặc 2 tuần đầu thì cảm giác sẻ khó chịu.

Sở dĩ niềng răng bị ê buốt là vì quá trình niềng tác động lực nắn kéo, dịch chuyển răng, tạo ra sự thay đổi cấu trúc khuôn hàm, gây ảnh hưởng tới cảm giác của răng và kéo theo sự kích ứng nhất định với cơ thể. Đây chính là lý do khiến chúng ta bị ê buốt khi niềng răng trong thời gian đầu.

Bạn cũng có thể cảm thấy răng mình bị ê buốt do sự cọ xát của mắc cài với phần má, môi do chưa kịp thích ứng răng niềng trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị đau nhức, ê nhức mặc dù đã qua vài tuần đeo niềng. Với hiện tượng ê buốt kéo dài như vậy, nguyên nhân gây ra có thể là:

Niềng răng sai kỹ thuật gây ra cảm giác ê buốt

  • Kỹ thuật niềng không đúng: Nếu bạn chọn nhầm nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ chưa vững vàng, thực hiện sai kỹ thuật, kéo theo nhiều biến chứng như đau nhức, ê buốt, chảy máu răng, nghiêm trọng hơn có thể gây rụng răng.
  • Nền răng không khỏe mạnh: Khi răng chịu lực tác động từ các khí cụ, nếu nền răng không khỏe thì sức chịu đựng sẽ kém, dẫn đến cảm giác ê buốt và đau nhức răng.
  • Vệ sinh răng miệng và ăn uống không khoa học: Trong thời gian niềng răng, nếu bạn ăn thực phẩm dai, cứng hoặc đánh răng bằng bàn chải lông cứng sẽ khiến răng bị tổn thương. Bên cạnh đó, việc ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh răng và làm kích ứng lợi, nướu.

Biện pháp giảm ê buốt khi niềng răng

Nếu bạn niềng răng bị ê buốt, đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng những biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng này ngay tại nhà nhé:

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cảm giác đau nhức, ê buốt vượt quá sức chịu đựng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa gần đây xem đâu là loại thuốc phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân và liều lượng thế nào là đúng.

Dùng kem đánh răng giảm ê buốt

Trên thị trường hiện nay đã có những sản phẩm kem đánh răng dành cho người niềng, có tác dụng giảm cảm giác ê buốt răng. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn có thể tìm mua để sử dụng nhé.

Dùng kem đánh răng giảm ê buốt

Chế độ ăn phù hợp

Trong thời gian đeo niềng, bạn nên tránh các món ăn cứng, dai, khó nuốt, phải nhai nhiều. Chúng sẽ làm cho răng của bạn phải chịu nhiều lực tác động, hoạt động liên tục gây ra đau và ê buốt.

Xem thêm: 5 lợi ích của niềng răng có thể bạn chưa biết

Hãy ưu tiên những thực phẩm mềm, chế biến dạng lỏng, dễ nuốt trong thời gian đầu niềng răng. Bạn không nên ăn đồ ăn dai, dính như kẹo cao su, hạt dưa, hạt dẻ,… và tránh uống rượu bia, nước ngọt có gas, đồ uống, đồ ăn có phẩm màu đẻ tránh làm răng bị ố vàng, ngả màu.

Nếu khi niềng răng bị ê buốt dữ dội, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ nha khoa người đang trị liệu trực tiếp cho bạn để có biện pháp xử trí kịp thời.

Như vậy, các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng niềng răng bị ê buốt đã được nêu rõ ở phần trên. Nếu bạn còn bất cứ khúc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ trực tiếp nhé.