TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Dính phanh lưỡi ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,926
Dính phanh lưỡi là một dị tật bẩm sinh khá thường gặp, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm độ linh hoạt của lưỡi, nói ngọng và cản trở hoạt động ăn nhai. Vì là tình trạng xảy ra với tỉ lệ không quá thấp nên đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về nó thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất.

Dính phanh lưỡi hay dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh không quá nghiêm trọng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy là một dạng dị tật nhẹ nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như giảm độ linh hoạt của lưỡi, giảm khả năng phát âm, nói ngọng, cản trở hoạt động ăn nhai,…

Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ dính phanh lưỡi, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế hoặc trung tâm nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Khái niệm và triệu chứng gợi ý dính phanh lưỡi ở trẻ nhỏ

Dính phanh lưỡi hay dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh không quá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Dị tật này xảy ra khi lớp niêm mạc dưới lưỡi của trẻ ngắn hơn bình thường, cấu trúc căng và dày làm hạn chế chuyển động của lưỡi.

Dị tật trên được phân chia thành 4 loại, bao gồm:

  • Dính sàn miệng: Tình trạng phần sau mặt dưới lưỡi bị dính vào sàn miệng.
  • Dính đầu lưỡi: Đây là hiện tượng lớp niêm mạc mỏng dưới lưỡi bị dính tại vị trí đầu lưỡi.
  • Dính giữa lưỡi: Vị trí dính nằm ở đoạn giữa tại mặt dưới lưỡi.
  • Dính xa hơn vị trí giữa: Cũng là tình trạng dính ở đoạn giữa tại mặt dưới lưỡi nhưng xa hơn.

Dị tật dính phanh lưỡi ở vị trí đầu lưỡi

  • Những trẻ bị dính thắng lưỡi thường có các biểu hiện như:
  • Không đưa được lưỡi sang hai bên hoặc ra ngoài khoang miệng.
  • Không thể nâng lưỡi lên chạm tới hầm trên.
  • Khi trẻ khóc, đầu lưỡi thường có hình chữ V.
  • Ăn dặm hoặc bú sữa khó khăn.
  • Trẻ chậm nói hơn nhiều so với các bé cùng trang lứa.
  • Nói ngọng, phát âm không đúng những phụ âm Tr, Kh, L,…

Một số ảnh hưởng gây ra do dính phanh lưỡi

Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, tật dính thắng lưỡi sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực, trong đó có:

Giảm độ linh hoạt của lưỡi

Gần như tất cả những bé mắc dị tật bẩm sinh này đều bị cản trở chuyển động của lưỡi. Ở những bé dính lưỡi mức độ nghiêm trọng, lưỡi thậm chí còn không thể di chuyển được.

Giảm khả năng phát âm

Khi lưỡi không thể chuyển động linh hoạt, rất khó đưa ra trước hoặc uốn cong, bé thường sẽ bị phát âm sai hoặc chậm nói. Nếu các bậc phụ huynh không phát hiện kịp thời và tìm cách can thiệp phù hợp thì trẻ sẽ nói ngọng, gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập và làm việc sau này.

Dính thắng lưỡi nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm giảm khả năng phát âm của trẻ

Ăn uống khó khăn

Lưỡi của bé rất khó di chuyển, co lại khi nuốt thực phẩm khiến trẻ thường xuyên bỏ bữa, biếng ăn. Tình trạng này kéo dài khiến nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được đáp ứng, dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, còi xương,…

Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi

Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ dính phanh lưỡi, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế hoặc trung tâm nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Nếu tật dính lưỡi của trẻ ở mức độ nhẹ và không có thêm bất thường nào khác, tình trạng này có thể tự thuyên giảm theo thời gian và không gây nên ảnh hưởng gì quá nặng nề.

Trong trường hợp dính lưỡi mức độ nặng và xuất hiện tình trạng chậm nói, khó phát âm,… thì cần thực hiện cắt thắng lưỡi để giải quyết vấn đề. Đây là một tiểu phẫu nhỏ, không quá phức tạp, thời gian thực hiện chỉ khoảng 15 phút và trẻ vẫn có thể ăn uống sau khi phẫu thuật.

Như vậy, dính phanh lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù là dị tật nhẹ nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng chậm nói, giảm tính linh hoạt của lưỡi, ăn uống khó khăn, nói ngọng gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập và làm việc sau này của trẻ. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ dính thắng lưỡi, cha mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.