TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Điều trị răng bị xỉn màu như thế nào để đảm bảo an toàn?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,973
Hàm răng, nụ cười tươi luôn là yếu tố quan trọng khiến cho khuôn mặt rạng rỡ, tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, có một số trường hợp men răng xỉn, màu ố vàng khiến nhiều người bối rối và mất tự tin. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp chăm sóc răng tự nhiên, an toàn nhất.

Cấu trúc của răng, độ dày của các mô cấu trúc nên răng và tính thẩm thấu, độ trong mờ đặc tính sinh học của men răng, cùng với các tác nhân bên ngoài theo thời gian tác động hình thành nên màu răng. Các yếu tố xấu bên trong và bên ngoài chi phối tác động làm răng bị sậm màu.

Nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu

Răng bị xỉn màu là hiện tượng màu men răng không còn trắng ngà tự nhiên như bình thường mà thay vào đó là ngả sang vàng, loang lổ màu xám. Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu, ố vàng như sau:

Men răng xỉn do chế độ ăn uống

Khi ăn uống, răng là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với thức ăn. Thông qua động tác nhai, cắn thức ăn, men răng rất dễ bị nhiễm màu thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm, đồ uống có màu sắc đậm như trà, cà phê, nước ngọt, nước ép trái cây tối màu, nước tương, rượu vang, tương cà... Những chất tạo màu thực phẩm này sẽ bám vào răng, nếu không vệ sinh, chăm sóc thường xuyên thì răng sẽ nhanh chóng bị xỉn màu.

Cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng

Răng cần được làm sạch thường xuyên để tránh mảng bám, màu thực phẩm bám vào gây xỉn màu men răng. Nếu bạn lười đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách thì sẽ không làm sạch được những mảng bám trên răng, lâu dần răng sẽ mất đi độ sáng và ngả màu, đi kèm với các bệnh lý về răng miệng (hôi miệng, sâu răng, tụt lợi, viêm lợi trùm....).

Hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu

Thuốc lá không những gây hại cho sức khỏe mà còn được xem là nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến men răng xỉn màu. Nguyên nhân gây ra răng bị xỉn màu đó là do trong thuốc lá có chất Nicotine, chất này phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng, khiến men răng suy yếu.

Xem thêm: Khi nào nên bọc răng sứ? Bọc răng sứ đem lại ích lợi gì?

Yếu tố di truyền

Men răng xỉn màu cũng có thể do yếu tố di truyền (xiết ăn răng, thiểu sản men răng...). Có thể từ lúc bé răng bạn đã có màu xỉn, ngả vàng chứ không trắng như mọi người. Điều này có thể do lớp men răng của bạn mỏng, thiếu khoáng chất nên lớp ngà màu vàng sẽ nổi trội hơn so với bề mặt men răng.

Yếu tố tuổi tác

Dù là người lớn hay trẻ em thì ở mỗi lứa tuổi sẽ có những biểu hiện men răng xỉn khác nhau. Đối với trẻ em, những chiếc răng sữa đầu tiên thường có màu trắng ngà. Tuy nhiên, răng của trẻ nhỏ cũng có thể bị chuyển màu do nhiều nguyên nhân khác như sâu răng, sún răng... Ngoài ra, khi con người càng lớn tuổi, tình trạng lão hóa cũng bắt đầu, độ dày men răng sẽ dần mỏng đi, màu men răng đục hơn, loang lổ, ngả vàng.

Các phương pháp làm trắng răng hiện đại

Với công nghệ hiện đại, ngày nay càng có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu. Dưới đây là một số phương pháp làm trắng, cải thiện màu men răng mà nhiều người áp dụng:

Dùng thuốc tẩy trắng răng

Các thuốc tẩy trắng răng đa phần đều là những hợp chất chứa hydrogen peroxide. Trong quá trình tẩy trắng, gốc tự do này sẽ thẩm thấu vào sâu trong men răng và phóng thích oxy nguyên tử cắt đứt chuỗi màu protein trong răng.

Phương pháp tẩy trắng răng sẽ có hiệu quả tốt với trường hợp răng bị xỉn màu do yếu tố ngoại sinh, nhiễm màu trên bề mặt răng. Còn đối với nhiễm màu sâu bên trong thì tác dụng còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm màu. Nếu nhẹ thì vẫn có hiệu quả, nhưng nếu ở mức độ nặng thì không đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít.

Bọc răng sứ

Đa phần những trường hợp men răng xỉn màu nặng, nhiễm kháng sinh không thể can thiệp bằng tẩy trắng răng thì bọc răng sứ là phương pháp thay thế phù hợp hơn, giúp cải thiện thẩm mỹ cả về màu sắc và hình dạng của răng.

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phù hợp cho những trường hợp răng không thể tẩy trắng

Về kỹ thuật, bác sĩ sẽ mài lớp mỏng men răng (thường dưới 2mm) rồi gắn bọc bên ngoài một mão sứ được thiết kế theo dấu hàm khách hàng. Sau khi bọc răng sứ, khách hàng vẫn có thể ăn, nhai thoải mái như bình thường.

Dán Veneer sứ

Dán mặt sứ áp dụng cho trường hợp răng bị xỉn màu nhẹ, ố vàng nhưng không quá chênh lệch. Phương pháp này mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng với ưu điểm bảo tồn răng thật tối đa. Chỉ cần mài nhám diện cực mỏng trên lớp men răng (khoảng 0,5-1mm) để cho mặt sứ dán cố định, chắc chắn.

Muốn sở hữu nụ cười đẹp thì điều trước tiên là răng phải chắc khỏe và sáng bóng. Lời khuyên dành cho bạn là hãy chăm sóc và vệ sinh răng đúng cách, chú ý đến chế độ ăn uống cũng như thường xuyên khám răng định kỳ tại phòng khám nha khoa.