Thông thường, sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng đeo hàm duy trì. Sở dĩ như vậy là bởi thời điểm này, răng và xương vẫn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi mới, có xu hướng trở lại vị trí ban đầu. Việc đeo hàm duy trì sẽ đảm bảo răng được ổn định, tránh tình trạng xô lệch và giúp quá trình niềng răng đạt kết quả cao nhất.
Hàm duy trì sau niềng răng là gì?
Hàm duy trì sau niềng răng là một khí cụ hỗ trợ cho người niềng răng sau khi tháo mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt. Khí cụ này có tác dụng ổn định răng và xương hàm tại vị trí mới, tránh tình trạng răng xô lệch về vị trí cũ, duy trì kết quả niềng răng như mong muốn.
Hàm duy trì thường có rất nhiều loại để bạn lựa chọn, trong đó phổ biến với 2 loại là hàm cố định và hàm tháo lắp.
- Hàm duy trì cố định: Được chế tạo từ dây thép, có hình dạng thẳng hoặc xoắn, được gắn vào mặt trong của răng. Ưu điểm của loại hàm này đó là mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tuy nhiên lại có hạn chế đó là khó vệ sinh, có thể gây cảm giác khó chịu cho khách hàng trong thời gian đầu.
- Hàm duy trì tháo lắp: Được chế tạo từ nhựa trong suốt, được thiết kế dựa trên dấu răng của từng người. Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt sẽ ôm khít vào thân răng, giúp giữ răng một cách tốt nhất mà không hề gây cảm giác khó chịu, hơn nữa còn thuận tiện cho việc vệ sinh, ăn uống. Tuy nhiên, việc tháo lắp dễ dàng cũng chính là nhược điểm vì khách hàng dễ quên không đeo hàm duy trì, từ đó ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Các loại hàm duy trì sau niềng răng
Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Hàm duy trì thường được bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng. Tuy nhiên có không ít khách hàng chủ quan không đeo hàm duy trì hoặc không tuân thủ đúng thời gian đeo như bác sĩ hướng dẫn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng, làm cho răng bị xô lệch, chạy về vị trí cũ.
Các chuyên gia cho biết, sở dĩ cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng bởi vì lúc này, xương và răng chưa được ổn định hoàn toàn, có xu hướng chạy về vị trí ban đầu. Chính vì thế, bạn cần phải đeo hàm duy trì để giữ răng ở vị trí mới cho đến khi răng, xương và nướu đã thích nghi với sự thay đổi này.
Cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì
Để hàm duy trì phát huy tối đa hiệu quả của mình và kết quả niềng răng đạt được như mong muốn, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
Đeo hàm duy trì đúng chỉ định của bác sĩ
Thời gian đeo hàm duy trì tối thiểu là 6 tháng. Trong thời gian này, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục vào chỉ tháo ra khi vệ sinh răng miệng hay khi ăn uống. Sau khoảng thời này, bạn chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ và càng về sau thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ càng giảm dần.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ có tốt không? Nên lựa chọn loại nào?
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trong quá trình đeo hàm duy trì thì việc vệ sinh răng miệng cũng cần kỹ lưỡng như khi đeo niềng răng. Bạn cần giữ thói quen chải răng sạch sẽ với bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước,… để làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình đeo hàm duy trì
Bảo quản hàm duy trì
Khi tháo hàm duy trì ra, bạn hãy chú ý bảo quản hàm duy trì trong hộp chuyên dụng để tránh tình trạng vỡ hoặc bị mất. Ngoài ra, cần làm sạch hàm duy trì với nước sạch và ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Báo ngay cho bác sĩ làm lại nếu hàm duy trì bị hỏng hoặc bị mất.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Quá trình niềng răng tuy đã kết thúc nhưng bạn vẫn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám theo đúng lịch hẹn để đảm bảo việc đeo hàm duy trì sau niềng răng hiệu quả và có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hàm duy trì sau niềng răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm, các chuyên gia sẽ tư vấn và hỗ trợ tận tình cho bạn.