TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đen chân răng là do đâu? Xử lý như thế nào hiệu quả nhất?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,308
Bạn có biết, đen chân răng xuất hiện có thể là dấu hiệu cho thấy việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bạn chưa tốt hoặc là triệu chứng của các bệnh lý nha khoa. Điều này sẽ khiến vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng giảm đi và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nhiều. Bài viết hôm nay của Nha khoa Nhân Tâm sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết về tình trạng chân răng bị đen.

Đen chân răng có thể xảy ra do cao răng tích tụ lâu ngày, sâu răng, bệnh nha chu hoặc mão răng sứ quá cũ. Với từng nguyên nhân cụ thể, biện pháp điều trị sẽ khác nhau. Vì vậy, hãy nhanh chóng tới trung tâm nha khoa gần nhất khi nhận thấy chân răng bị đen để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đen chân răng

Cao răng tích tụ

Tích tụ mảng bám lâu ngày sẽ hình thành cao răng bám trên bề mặt, kẽ răng, chân răng. Cao răng là cặn vôi hóa cứng chắc bám trên răng, tạo thành từ vi khuẩn và thức ăn thừa tạo thành các mảng có màu trắng ngà, vàng hoặc nâu đen.

Sâu răng

Trong bệnh lý này, vi khuẩn sẽ tấn công, hủy hoại men răng, khiến chúng bị ăn mòn, hư hỏng và làm chân răng xuất hiện các đốm xám đen.

Đen chân răng do sâu răng

Bệnh nha chu

Đen chân răng và chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của bệnh viêm nha chu. Viêm nha chu sẽ làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu, đau nhức, nếu không chữa trị sẽ dẫn đến tụt lợi và thậm chí mất răng.

Mão răng sứ quá cũ

Mão răng sứ đời cũ sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ khiến phần chân răng đổi màu. Lý do là vì khung sườn kim loại phía trong bị oxy hóa bởi môi trường axit của khoang miệng, dẫn đến tình trạng chân răng bị đen.

Chân răng bị đen do sử dụng răng sứ kim loại trong thời gian dài

Đen chân răng: Điều trị như thế nào?

Khi phát hiện chân răng bị đen, bạn nên tới nha khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Dựa vào nguyên nhân gây đen chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp, cụ thể:

Cạo vôi răng

Nếu răng của bạn có quá nhiều cao răng tích tụ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cạo vôi răng. Sau khi cạo vôi răng, hơi thở của bạn sẽ không còn mùi hôi khó chịu, các mảng bám màu nâu, đen, vàng trên răng cũng được loại bỏ hoàn toàn, giúp răng trắng sáng, khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm hơn.

Điều trị sâu răng

Trường hợp chân răng bị đen do sâu răng, bạn cần điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất. Tùy vào mức độ sâu mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp chữa trị thích hợp như tái khoáng, trám răng, lấy tủy răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng và phục hình răng giả nếu răng bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi.

Lấy tủy răng trong điều trị sâu răng

Thay mão răng sứ

Cách giải quyết tối ưu nhất khi mão răng sứ đã quá cũ và gây đen viền nướu, đen chân răng chính là thay mão sứ mới. Để tránh tình trạng này tái diễn, bạn nên sử dụng răng sứ toàn phần.

Điều trị bệnh nha chu

Người mắc bệnh lý này sẽ có thân răng dài hơn bình thường vì nướu có xu hướng teo lại dần, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trangu tụt nướu. Từ đó, người mắc sẽ gặp phải hiện tượng chân răng bị đen. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị thích hợp.

Chăm sóc sau điều trị đen chân răng

Dựa theo từng nguyên nhân khiến chân răng bị đen mà cách chăm sóc sẽ khác nhau. Tuy nhiên khi chăm sóc răng miệng, bạn vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Khám răng định kỳ mỗi năm 2 lần để phát hiện, điều trị và phòng tránh các bệnh lý răng miệng.
  • Bỏ thói quen xỉa răng bằng tăm, hãy sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, hạn chế hình thành mảng bám, cao răng và thương tổn men răng.

Nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và thay bàn chải sau 3 đến 4 tháng. Dùng nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn gây hại.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn có hàm lượng đường cao, có tính axit,… để tránh men răng bị ăn mòn, giữ cho răng luôn khỏe mạnh.

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc, phòng ngừa chân răng bị đen. Nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu đen chân răng, bạn hãy tới trung tâm nha khoa gần đây nhất để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn biện pháp chữa trị phù hợp nhé.