TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau răng bọc sứ phải làm sao?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 948
Đau răng bọc sứ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu nhé.

Bọc răng sứ là một giải pháp phục hình răng phổ biến được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp cải thiện lại răng bị sứt mẻ, răng thưa, hô, móm, răng sâu,…

Bọc răng sứ khắc phục nhanh chóng khuyết điểm của răng, mang cho bạn nụ cười đều đẹp, tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đau răng bọc sứ khiến nhiều Khách hàng lo lắng.

Nguyên nhân gây đau răng bọc sứ

Thông thường, nếu thực hiện đúng kỹ thuật bọc răng sứ thì tình trạng đau răng bọc sứ sẽ không xảy ra. Sau bọc răng sứ, bạn có thể cảm thấy hơi ê nhức do chưa quen với răng sứ và tình trạng này sẽ chỉ xảy ra trong một vài ngày. Còn sau đó thì tình trạng này sẽ chấm dứt hoàn toàn khi bạn đã quen với răng sứ.

Vì thế, nếu sau một thời gian, răng vẫn bị đau nhức thì có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Do trước khi bọc sứ, răng bị những vấn đề về bệnh lý trầm trọng. Khi bọc răng sứ, các bác sĩ phải chữa tủy rồi mới bọc sứ. Nhưng khi chữa tủy không triệt để, vi khuẩn còn lưu lại. Dẫn đến sau 1 thời gian bọc mão răng sứ sẽ làm răng đau nhức trở lại, vô cùng khó chịu.

Đau răng bọc sứ do chữa tủy chưa triệt để

  • Do mài cùi răng quá nhiều, xâm lấn sâu vào răng thật. Làm răng bị đau nhức trong thời gian dài.
  • Do cơ địa nhạy cảm nên khi bọc răng sứ, cơ thể chưa thích ứng kịp thời nên gây ra phản ứng đau hay ê buốt.
  • Do kỹ thuật bọc răng sứ sai sót, tính toán không chính xác kích thước của răng sứ. Răng sứ chế tác lên không khít với cùi răng. Sau 1 thời gian ăn nhai, răng sứ tác động vào phần nướu gây đau nướu.

Khắc phục tình trạng đau răng bọc sứ

Để khắc phục tình trạng đau răng bọc sứ, bạn cần phải đến phòng khám răng uy tín để thăm khám, xem xét nguyên nhân khiến răng sứ bị đau do đâu để có phương án xử lý kịp thời. Một số phương pháp có thể giúp khắc phục tình trạng răng sứ bị đau nhức là:

Dùng gel làm mát theo chỉ định của bác sĩ:

Nếu mài cùi gây xâm lấn quá nhiều thì cách khắc phục tạm thời là bôi gel làm mát. Tuy nhiên, thuốc cần có sự kê đơn, chỉ định của bác sĩ để tránh mua phải hàng giả hay sử dụng không đúng liều lượng. Tuyệt đối không nên tự ý mua gel làm mát để khắc phục bọc răng sứ bị đau.

Điều trị triệt để bệnh lý:

Răng bị viêm tủy, sâu răng bác sĩ sẽ phải tháo răng sứ ra, tiến hành làm sạch ống tủy răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên biệt để điều trị dứt điểm. Đến khi tủy răng phục hồi lại bình thường, bác sĩ mới có thể bắt đầu gắn lại mão răng sứ đúng như quy trình ban đầu.

Cần điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi bọc sứ

Lắp lại mão sứ cho vừa khít:

Kỹ thuật bọc răng sứ sai cách khiến răng sứ mới lắp bị kênh cộm, cho cảm giác ăn nhai không thật. Cần tháo mão sứ răng cũ, có thể mài thêm cùi răng và tiến hành điều chỉnh lại sao cho răng sứ mới lắp lại được sát khít viền nướu.

Thay loại răng sứ khác:

Nếu cơ địa dị ứng với kim loại hay không phù hợp với chất liệu răng sứ cũ, bạn nên hướng tới giải pháp bọc chụp răng sứ mới bằng loại răng toàn sứ. Vì cấu tạo bởi sứ nguyên chất nên răng toàn sứ rất an toàn và thân thiện mô nướu cũng như khoang miệng.

Chọn răng toàn sứ để tránh tình trạng kích ứng sau khi làm răng sứ

Chăm sóc răng sứ đúng cách

Để răng sứ có độ bền cao, hạn chế tình trạng đau răng bọc sứ, đảm bảo răng sứ luôn trắng sáng và đều đẹp thì cần phải chú ý những điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày:

  • Hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn và đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn bàn chải lông mềm. Khi chải lưu ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay mà không chải theo chiều ngang.
  • Sau khi ăn để làm sạch kẽ răng nên dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng, đúng cách.
  • Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng quanh viền nướu răng sứ nhằm kích thích sự lưu thông máu nơi đường viền nướu quanh đường viền mão răng sứ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để được khám lại tình trạng răng sứ cũng như khắc phục kịp thời những vấn đề về răng miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp răng luôn chắc khỏe

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt:

  • Ăn nhai với lực nhai cân bằng là cách tốt nhất để tránh làm bể răng sứ.
  • Tuyệt đối không ăn những thức ăn cứng, khó nhai vì khi bạn cắn nếu không biết cách dùng lực cân bằng sẽ dễ làm vỡ răng.
  • Hạn chế ăn những thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường hay thực phẩm sẫm màu, nên ăn nhiều rau củ.
  • Không nên hút thuốc.

Cần có chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ răng miệng

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong trường hợp Khách hàng bị đau răng bọc sứ. Bọc răng sứ là kỹ thuật khá phức tạp vì sẽ cần phải mài răng, do đó Khách hàng cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín thay vì lựa chọn nha khoa gần đây nhất tại khu vực chỗ ở nhưng kém chất lượng hoặc nha khoa giá rẻ để đảm bảo an toàn, hiệu quả, không biến chứng sau khi làm răng sứ.