TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Công dụng của chụp phim X-quang trong điều trị nha khoa

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,597
Chụp X quang răng giúp cung cấp cho nha sĩ hình ảnh rõ ràng về vị trí và tình trạng của những chiếc răng bị sâu, bệnh nha chu, áp xe, u, nang hoặc nhiều vấn đề khác về răng miệng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Chụp X-quang răng là những hình ảnh chụp răng, xương và mô mềm quanh răng để tìm ra những vấn đề về miệng, răng và hàm. Hình chụp X-quang sẽ cho thấy những khoang hở, những cấu trúc răng ẩn ví dụ như răng khôn (răng số 8), và tình trạng mất xương không nhìn thấy khi khám bằng mắt thường. Chụp X-quang nha khoa thực hiện để theo dõi sau khi điều trị nha khoa.

Lợi ích của chụp X quang răng

Chụp X quang răng là một kỹ thuật hỗ trợ quan trong trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nha khoa. Phim chụp X quang sẽ cho hình ảnh rõ ràng về vị trí và tình trạng của những chiếc răng bị sâu, bệnh nha chu (nướu răng), áp xe, u, nang hoặc các bất thường khác. Nhờ đó, cung cấp cho nha sĩ những thông tin mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Điều này giúp rất nhiều cho việc chẩn đoán cũng như có phác đồ điều trị bệnh răng miệng được tốt hơn, phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Chụp X-quang răng thường được dùng để:

  • Tìm ra các vấn đề răng miệng như: Sâu răng, tổn thương xương hỗ trợ răng, chấn thương răng (chân răng bị gãy,...). Trong trường hợp này, chụp X quang răng được dùng để phát hiện ra những vấn đề sớm trước khi có triệu chứng lâm sàng.
  • Tìm ra những răng không ở đúng vị trí hay những răng nằm sâu trong nướu. Những chiếc răng mọc sát nhau mà xuyên qua nướu răng gọi là răng cấm.
  • Phát hiện u nang, phát triển bất thường (khối u), hay ổ áp xe
  • Kiểm tra vị trí của những chiếc răng vĩnh viễn phát triển trong hàm ở những trẻ còn răng sữa
  • Tìm phương pháp điều trị lỗ sâu răng lớn hay nguy hiểm, phẫu thuật tủy răng, cấy ghép nha khoa, hay nhổ những chiếc răng khó
  • Tìm phương pháp điều trị trường hợp răng không thẳng hàng (phương pháp chỉnh nha).
  • Theo dõi sau điều trị nha khoa.
  • Cũng cần lưu ý thêm, là nếu chỉ làm thẩm mỹ thông thường như lấy vôi răng, tẩy trắng răng,...thì đa phần không cần chụp X quang.

Các dịch vụ thẩm mỹ như tẩy trắng răng sẽ không cần chụp X quang

Các loại chụp X quang nha khoa

Chụp biên cắn

Chụp biên cắn là loại chụp phổ biến nhất trong X quang răng.

Chụp biên cắn cho thấy phần thân răng phía trên nướu và chiều cao của xương giữa các răng. Chụp biên cắn giúp chẩn đoán bệnh nha chu (nướu răng) và sâu răng giữa các răng.

Chụp răng toàn bộ

Chụp X quang răng toàn bộ cho thấy tất cả những chiếc răng và các xương xung quanh.

Chụp X quang răng toàn bộ giúp chẩn đoán sâu răng, u nang hay khối u, áp xe, răng bị ảnh hưởng và bệnh nướu răng.

X quang vòng quanh răng

Với phương pháp chụp X quang vòng quanh răng thì không cần phải đề phim X quang vào trong miệng của người chụp. Thay vào đó, người được chụp chỉ cần ngồi yên, đầu máy X-quang quay chung quanh và chụp, khi đó ta thu được một hình ảnh rộng lớn về hàm và răng.

Loại X quang răng này là loại đặc biệt hữu ích vì có thể cho thấy hàm trên và dưới cùng một lần. Nhờ đó, có thể dễ dàng phát hiện ra các răng bị ảnh hưởng hoặc những cấu trúc ẩn hình bất thường mà bình thường rất khó nhìn ra trên các bộ phim nhỏ.

X quang quanh đỉnh (PA)

X-quang quanh đỉnh được thực hiện để định chính xác vùng cần quan tâm. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong các trường hợp đau răng.

Chụp CT hình nón hay X-quang 3 chiều

Chụp CT hình nón (Cone Beam CT) là một tiến bộ công nghệ có thể giúp nha sĩ xem được các cấu trúc mà không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Cone Beam CT sử dụng thiết bị X quang quay, kết hợp với một máy vi tính kỹ thuật số, để nắm bắt rõ ràng hình ảnh 3 chiều của mô mềm, xương, cơ và mạch máu.

Chụp CT hình nón

Chụp X quang răng có hại không?

X quang sẽ sử dụng một lượng nhỏ tia X, có khả năng gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, trong y tế nói chung và trong nha khoa nói riêng, lượng tia X dùng để chụp X-quang rất nhỏ và hoàn toàn được kiểm soát. Hơn nữa, nha sĩ thường chỉ yêu cầu chụp X quang khi cần thiết. Vì thế, chụp X quang trong y tế là an toàn và không nguy hiểm.

Khi chụp X quang răng, bạn luôn được bảo vệ kỹ càng bởi ba yếu tố: cường độ tia thấp, phim tốc độ cao giúp hạn chế tối đa sự nhiễm xạ, thời gian chụp phim ngắn. Ngoài ra đầu đèn của máy chỉ nhắm vào vùng cần chụp (với nha khoa thì đó là răng).

Phòng chụp phim cũng được bảo vệ với vách chì, kính chì giúp hấp thu tối đa các tia tán xạ, người bệnh được mặc áo chì, tạp dề chì, đeo cổ chì giảm tối đa vùng tiếp xúc với tia X.

Chụp X quang răng có gây hại hay không?

Các kỹ thuật viên, nha sĩ trong phòng chụp cũng đều được đào tạo bài bản về kỹ thuật, an toàn bức xạ.

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia X, bạn nên chọn chụp X quang bằng máy X quang răng kỹ thuật số và không nên chụp X-quang quá thường xuyên.

Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm luôn tự hào là một trong những nha khoa đi đầu trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại theo hệ thống khép kín, hoàn chỉnh và đồng bộ với những tính năng kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho quý khách hàng. Để nhận được sự chăm sóc răng miệng tốt nhất hãy đến với chúng tôi.

Xem thêm: Ưu điểm và một số lưu ý khi trồng răng implant số 6