TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Có trồng răng implant cho trẻ em được không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,603
Giải pháp cắm Implant nha khoa hiện đang được rất nhiều người lựa chọn để phục hình răng mất sau tai nạn, chấn thương hoặc các bệnh lý về răng miệng. Đây là một kỹ thuật tương đối khó nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn. Nếu tình trạng mất răng xảy ra ở trẻ em thì sao? Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Trẻ em có trồng răng Implant được không? Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, những trẻ còn nhỏ, chưa bước vào độ tuổi trưởng thành thì không nên áp dụng biện pháp cấy ghép Implant vì lúc này xương hàm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này cần tìm ra phương án khác để khắc phục tạm thời và chờ đến khi trẻ đủ điều kiện cấy ghép Implant.

Trồng răng Implant cho trẻ em có được không?

Không chỉ người trưởng thành mà tình trạng mất răng còn có thể gặp phải ở trẻ em và nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương, va chạm mạnh. Lúc này, việc phục hình cho trẻ là điều mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất và vấn đề được đặt ra là trẻ em có trồng răng Implant được không?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, những trẻ còn nhỏ, chưa bước vào độ tuổi trưởng thành thì không nên áp dụng biện pháp cấy ghép răng Implant, cụ thể là những người dưới 18 tuổi. Vì trong thời gian này, cấu trúc xương hàm của trẻ vẫn còn đang phát triển, chưa ổn định và cứng chắc, chất lượng xương cũng chưa đạt điều kiện để có thể can thiệp phẫu thuật. Nếu có thực hiện cấy ghép thì trụ Implant cũng không bền, rất dễ bị cơ thể đào thải, nguy cơ thất bại là rất cao.

Trồng răng Implant không được khuyến cáo áp dụng cho trẻ nhỏ

Trồng răng Implant không nên áp dụng cho trẻ nhỏ còn vì một lý do nữa là trong giai đoạn phát triển, sự di chuyển của răng cùng với sự hình thành của khớp cắn sẽ khiến trụ Implant đặt tại vị trí răng mất bị vùi lấp hoặc lệch khỏi hướng ban đầu do xương hàm phát triển. Do vậy, nếu trẻ gặp sự cố mất răng thì chưa nên cấy ghép Implant ngay mà nên khắc phục bằng phương án tạm thời khác.

Mất răng ở trẻ em phải làm sao?

Như vậy đáp cho câu hỏi “trẻ em có trồng răng Implant được không?” Là KHÔNG, do đó chúng ta cần tìm một giải pháp khác để xử lý tình trạng này.

Đối với trẻ trong độ tuổi từ 14 đến 16, giải pháp được khuyến cáo lúc này là dùng hàm giữ khoảng nhằm mục đích giữ khoảng trống răng mất, giúp các răng khác trên khuôn hàm không bị xô nghiêng. Tuy nhiên đây chỉ là kỹ thuật tạm thời trong khi chờ trẻ đủ tuổi để thực hiện phục hình răng với Implant.

Có thể lựa chọn hàm giữ khoảng làm từ nhựa hoặc kim loại dưới dạng tháo lắp hoặc cố định sao cho trẻ cảm thấy thuận tiện nhất trong việc vệ sinh, ăn uống hàng ngày. Để chọn lựa được khí cụ phù hợp nhất thì cha mẹ nên đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Cho trẻ đến thăm khám tại nha khoa khi bị mất răng để được tư vấn chính xác nhất

Những lợi ích mà hàm giữ khoảng đem lại cho trẻ gồm:

  • Giữ nguyên kích thước ngang và kích thước dọc giúp các răng bên cạnh không bị xô nghiêng về phía khoảng trống, các răng đối diện cũng không bị trồi dài quá mức.
  • Phòng tránh biến chứng sai khớp cắn, lệch hàm và ngăn chặn sự phát triển sai lệch của xương hàm khi răng mất đi.
  • Với các trường hợp mất răng ở phía trước thì chức năng thẩm mỹ và phát âm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này, việc duy trì khoảng sẽ giúp các chức năng này được hồi phục, giúp trẻ tự tin hơn trong hoạt động giao tiếp thường ngày.

Trong thời gian đeo hàm giữ khoảng, phục huynh cần đưa trẻ tới nha khoa để kiểm tra, thăm khám đều đặn 6 tháng/lần để các bác sĩ đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Điều này sẽ giúp kiểm soát các vấn đề có thể xảy ra như gãy vỡ, lỏng lẻo hàm giữ khoảng.

Đến tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, đảm bảo điều kiện cấy ghép Implant thì nên tiến hành sớm để khôi phục các chức năng răng và ngăn ngừa biến chứng tụt lợi, tiêu xương, biến dạng mặt,…

Một lưu ý quan trọng nữa là hãy cân nhắc, chọn lựa các địa chỉ nha khoa uy tín, có chất lượng tốt để tiến hành trồng răng an toàn, không biến chứng.

Bài viết hữu ích: Trồng răng Implant hàm dưới có tốt không? Chi phí thế nào?

Mong rằng bài viết về chủ đề “trẻ em có trồng răng Implant được không?” Trên đây đã cung cấp được cho bạn các thông tin hữu ích và cần thiết nhất để giải đáp băn khoăn của mình. Nếu cần thêm thông tin gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Nhân Tâm để được trợ giúp.