TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chế độ ăn uống khi niềng răng. Niềng răng không nên ăn gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 959
Bạn có thể sẽ cảm thấy đau hoặc cảm giác kích ứng xung quanh răng và nướu trong vài ngày đầu tiên sau khi niềng răng. Nhưng sự khó khăn không đến từ việc đeo khí cụ niềng răng mà đến từ việc bạn phải kiêng khem rất nhiều món ăn khoái khẩu. Có một số loại đồ ăn bạn hoàn toàn cần phải tránh sử dụng vì có thể gây ra mảng bám và giắt vào khí cụ niềng. Vậy, niềng răng không nên ăn gì?

Niềng răng là một phương pháp kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm theo lộ trình bằng việc sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng. Đây là một kỹ thuật nha khoa khá phổ biến trong nhiều năm trở lại đây và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người.

Bạn nên ăn những món gì khi niềng răng?

Quá trình gắn khí cụ niềng răng không hề đau như nhiều người vẫn nghĩ, nhưng miệng và răng của bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn sau những ngày đầu tiên. Do đó, những thực phẩm có kết cấu cứng có thể gây đau nhức và khó khăn khi ăn.

Vì bạn cũng sẽ cần thay đổi cách nhai, bác sĩ chỉnh nha sẽ tư vấn bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu.

Những thực phẩm lý tưởng để ăn sau khi niềng răng:

  • Khoai tây nghiền
  • Sữa chua
  • Trứng chưng
  • Các loại cháo
  • Súp
  • Hải sản
  • Rau nấu chín hoặc mềm
  • Các món tráng miệng ẩm
  • Trái cây mềm
  • Phô mai mềm
  • Mì ống

Cần tránh ăn gì ngay sau khi niềng răng?

Bên cạnh những thực phẩm bạn có thể ăn sau khi niềng răng, bạn cũng nên biết những thực phẩm cần tránh ngay sau khi niềng răng. Có một số loại đồ ăn tưởng như an toàn nhưng lại trở nên thiếu lý tưởng khi ăn ngay sau khi gắn khí cụ niềng răng vì chúng có thể gây kích ứng hoặc tạo ra cảm giác nhạy cảm.

Cần tránh ăn gì ngay sau khi gắn khí cụ niềng răng?

Những thực phẩm cần tránh ngay sau khi niềng răng bao gồm:

  • Kem lạnh
  • Thịt tảng
  • Đồ ăn cay nóng
  • Bánh cuộn hoặc bánh mì cứng

Xem thêm: Niềng răng trả góp với thủ tục đơn giản tại Nha khoa Nhân Tâm

Trong thời gian niềng răng không nên ăn gì?

Hãy chú ý rằng khi chỉnh nha, hàm răng của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm với những thương tổn và va chạm. Vì vậy bạn cần tránh một số loại thực phẩm gây cảm giác nặng nề với hàm răng, bao gồm những thực phẩm dính và cứng có thể làm hỏng dây, bung hoặc làm cho một khung tách ra khỏi răng.

Niềng răng không nên ăn gì?

  • Bắp rang bơ
  • Quả hạch
  • Kẹo cứng
  • Kẹo dẻo
  • Nước đá
  • Kẹo cao su
  • Vỏ pizza
  • Bánh mì tròn và các loại bánh cuộn cứng khác
  • Bánh quy cứng
  • Rau và trái cây giòn
  • Khoai tây chiên

Ngoài ra, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường trong thời gian niềng răng. Khi đường hòa trộn với nước bọt, nó tạo ra một lớp màng dính (mảng bám) bao phủ răng.

Trong khi niềng răng, nếu bạn muốn nạp một chút đồ ngọt để giải tỏa cơn thèm thì vẫn có thể chấp nhận được nhưng hãy giới hạn bản thân khỏi một vài loại thực phẩm và đồ uống có đường thường xuyên.

Bạn cần tránh những thực phẩm cứng, dẻo,... khi chỉnh nha để tránh gây tổn thương cho răng

Cần làm gì nếu dây cung bị lỏng?

Trong thời gian niềng răng, bạn cần đến thăm khám định kỳ với bác sĩ chỉnh răng để điều chỉnh niềng răng của bạn. Các vấn đề khác có thể xảy ra giữa các lần điều chỉnh, như dây cung bị lỏng hoặc đứt.

Điều này có thể xảy ra khi:

  • Ăn thức ăn dính hoặc giòn
  • Bị thương ở miệng
  • Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào với niềng răng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được xử lý ngay lập tức. Mọi sự chủ quan và trì hoãn có khả năng sẽ làm chậm thời gian điều trị của bạn.
  • Không nên kéo hoặc cố gắng bẻ cong dây cung. Bạn có thể tự gây ra thương tổn lớn đối với hàm răng của mình. Thay vào đó, hãy đặt một miếng bông ướt hoặc sáp chỉnh nha lên cạnh sắc cho đến khi bạn có thể gặp bác sĩ chỉnh nha của mình.

Cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng đúng cách là thói quen tốt bạn cần duy trì

Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt trong khi đeo niềng răng. Đây là điều đầu tiên để bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn 30 phút, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm.

Hãy chú ý hơn đến các khoảng trống xung quanh mắc cài của bạn và loại bỏ tất cả những phần thức ăn bị giắt. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và để loại bỏ thức ăn từ bị giắt giữa niềng răng và dây cài.

Ngoài chú ý việc niềng răng không nên ăn gì, bạn cũng nên đến nha khoa để được làm sạch và kiểm tra thường xuyên, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng có fluor để giúp răng chắc khỏe hơn và giảm nguy cơ sâu răng.

Bên cạnh đó là học các kỹ thuật nhai khác nhau để ngăn ngừa ảnh hưởng tới niềng răng. Thay vì nhai thức ăn bằng răng cửa, bạn cũng có thể dễ dàng nhai bằng răng hàm. Để được hỗ trợ thông tin chi tiết, hãy liên hệ với nha khoa gần đây để được tư vấn bạn nhé!