TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chế độ ăn khi niềng răng - Nên ăn gì và không nên ăn gì

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,420
Mới niềng răng nên ăn gì và kiêng gì là những điều quan trọng hàng đầu, giúp góp phần đảm bảo được hiệu quả điều trị tối ưu. Vậy thực phẩm nào nên ăn khi niềng răng và không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là với những đối tượng trước và trong khi niềng răng. Không ít khách hàng khi niềng răng cho biết họ bị sụt cân đáng kể khi niềng. Vậy bạn đã biết một chế độ ăn uống hoàn hảo bao gồm: Thức ăn nên ăn khi niềng răng và loại thực phẩm nào nên tránh chưa?

Chế độ ăn khi niềng răng

Những khách hàng mới niềng răng hoàn toàn có thể ăn uống lại được ngay sau khi rời khỏi phòng khám nha khoa. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều món nên ăn khi niềng răng và nên kiêng để tránh gây ảnh hưởng tới mắc cài.

Thức ăn nên ăn khi niềng răng

Sữa chua

Bạn có biết, sữa chua, đặc biệt là những loại không đường nguyên chất là một nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào và cũng là một lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho những bạn mới niềng răng. Bên cạnh đó, các vi khuẩn có lợi cho răng miệng có trong men vi sinh giúp mô nướu trở nên chắc khỏe và nhanh lành thương hơn.

Sữa chua không đường cùng với trái cây là một bữa ăn nhẹ tuyệt vời dành cho người đang niềng răng.

Súp và phở

Một bát súp hay bát phở, đặc biệt là phở gà với những sợi thịt được thái mỏng là một loại thức ăn bổ dưỡng và rất dễ ăn, là những loại thực phẩm nên ăn khi niềng răng. Phở hay súp gà là một nguồn cung cấp gelatin và collagen cần thiết cho răng của bạn, giúp răng và xương trở nên chắc khỏe hơn.

Súp hoặc phở mềm và dễ ăn

Những thức ăn này cũng rất mềm, bạn không cần thiết phải nhai nhiều và không gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày mà vẫn đảm bảo được quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra bình thường. Đây là

Các loại khoai

Khi bạn vẫn thắc mắc nên ăn gì khi niềng răng mà vẫn duy trì được cân nặng thì câu trả lời là khoai lang. Khoai lang, khoai tây hay các loại khoai khác nói chung cung cấp cho bạn được một lượng vitamin A vô cùng lớn. Không chỉ là loại thực phẩm dành cho người giảm cân, khoai lang còn được chế biến rất đa dạng là sự lựa chọn uy tín cho người đang trong thời gian niềng răng.

Trái cây và rau luộc

Vitamin C đã được chứng minh là chất có tác dụng bảo vệ cho mô nướu khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Điều này khiến cho những thực phẩm giàu vitamin C nằm trong danh sách nên ăn khi niềng răng.

Có rất nhiều loại trái cây và rau chứa nhiều vitamin C mà bạn có thể lựa chọn và thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày như cam, đu đủ, chuối, bông cải xanh, ớt chuông, salad… Làm cho thực đơn của bạn đa dạng hơn.

Ăn rau củ quả giúp cung cấp đủ vitamin cho cơ thể

Bạn có thể cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vừa ăn (không cần dùng răng để cắn, xé thức ăn) hoặc cũng có thể xay nhuyễn thành sinh tố tùy theo sở thích.

Những thực phẩm không nên ăn

Nhiều lúc chúng ta lo sợ niềng răng vì nó đau, khiến chúng ta không ăn được gì cả. Nhưng tất cả vấn đề đều có giải pháp khắc phục của nó.

Bên cạnh những thức ăn có lợi cho bạn khi niềng răng, bạn không nên ăn gì khi niềng răng? Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên cắt giảm nếu không muốn ảnh hưởng đến răng và hệ thống mắc cài.

Không nên ăn các loại hạt cứng làm ảnh hưởng đến răng

  • Các loại hạt: Hạt dẻ, hạt điều, hạt hướng dương, hạt dưa, hạnh nhân, quả óc chó,…
  • Thức ăn cần nhai nhiều: Kẹo dẻo, kẹo cao su, bánh mì.
  • Thức ăn giòn: Bỏng ngô, đá viên
  • Thức ăn dính: Kẹo đậu, kẹo cao su, socola, kẹo dẻo

Chế độ ăn theo thời điểm

Tùy thuộc và mỗi giai đoạn trong quá trình niềng răng mà chế độ ăn cũng có thể sẽ khác nhau.

Mới lắp mắc cài niềng răng

Trong giai đoạn đầu khi mới gắn mắc cài niềng răng, khách hàng sẽ chưa thể quen được với sự tồn tại của hàng loạt khí cụ ở trong khoang miệng, do vậy việc ăn khi niềng răng sẽ gây khó chịu và phức tạp hơn.

Đặc biệt hơn, bắt đầu từ ngày thứ 2 bạn sẽ gặp các cảm giác đau nhức, ê ẩm. Những cảm giác này sẽ khiến cho bạn trở nên không muốn ăn hoặc thậm chí không dám ăn.

Siết dây cung chỉnh nha

Với niềng răng mắc cài, cứ sau khoảng từ 3 – 4 tuần thì bạn sẽ phải tiến hành siết lại dây cung 1 lần. Mỗi lần siết dây cung như vậy thì những cơn đau nhức sẽ trở lại khiến bạn khó chịu, không thể ăn uống bình thường.

Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi những cơn đau nhức cũng sẽ biến mất dần sau vài ngày. Thậm chí sau 3 đến 4 lần siết lại dây cung, khi bạn đã dần quen với cảm giác đau nên có thể vẫn ăn uống bình thường được.

Chúng tôi mong rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn thỏa mãn được những mong muốn cũng như hiểu biết về các vấn đề liên quan đến chế độ ăn khi niềng răng nói riêng cũng như sức khỏe răng miệng nói chung. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, có thể liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ tư vấn miễn phí.