TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cắm Implant – chỉ định và chống chỉ định

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,776
Cắm Implant là một trong những kỹ thuật phục răng đột phá, giúp người mất răng lấy lại nét đẹp thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và sự tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này để phục hình. Vậy chỉ định và chống chỉ định cắm implant cụ thể như thế nào? Hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.

Cắm implant hiện là một giải pháp lý tưởng giúp phục hình răng đã mất, được chỉ định đối với hầu hết các ca bệnh mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ răng. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt thì kỹ thuật này lại không thể áp dụng được hoặc cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành.

Cắm implant là gì?

Cắm implant hiện là một giải pháp lý tưởng giúp phục hình răng đã mất, đặc biệt là các trường hợp mất răng lâu năm. Trong kỹ thuật này, bác sỹ sẽ thực hiện đặt trụ implant làm từ chất liệu titan vào xương hàm của bệnh nhân. Implant sẽ được cố định chắc chắn trong xương sau khoảng 4 đến 6 tháng. Cuối cùng, một mão sứ sẽ được gắn lên trụ để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn bởi titan là chất liệu không gây dị ứng, khả năng tích hợp xương tốt, đã được sử dụng rất nhiều trong nha khoa cũng như các lĩnh vực công nghệ cao khác.

Một chiếc răng implant hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo như sau:

  • Trụ implant: Bộ phận đảm nhiệm chức năng như một chân răng thật và được cắm cố định vào cung hàm. Trụ implant được sử dụng sẽ có kích cỡ phù hợp với vị trí răng và kích thước xương.
  • Abutment: Bộ phận này được gắn vào trụ implant nhờ ốc vít, có tác dụng nâng đỡ cầu răng hoặc mão sứ.
  • Phục hình: Có thể là mão sứ, răng sứ hoặc cầu răng được gắn cố định với abutment.

Cấu tạo răng implant hoàn chỉnh

Chỉ định cắm implant

Cắm implant là biện pháp được chỉ định đối với hầu hết các ca bệnh mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ răng. Bác sỹ sẽ tư vấn tiến hành cấy ghép implant nếu người bệnh có nhu cầu và nắm trong các trường hợp như sau:

  • Người đã bị mất răng, có nhu cầu phục hình răng mất nhưng không muốn sử dụng răng giả tháo lắp. Đặc biệt là những người mất toàn bộ răng.
  • Trường hợp rối loạn chức năng hoặc răng giả tháo lắp đã thoái hóa.
  • Trường hợp muốn tăng độ bền vững, ổn định cho răng giả tháo lắp.
  • Người bệnh không muốn tiến hành làm cầu răng do phải mài răng thật.
  • Trường hợp răng tự nhiên không đủ chắc khỏe để đảm nhiệm vai trò trụ cầu.
  • Người bệnh mong muốn bảo toàn xương hàm, tránh tiêu xương khi mất răng.

Xem thêm: Cấy ghép Implant – biện pháp cứu tinh cho người mất răng lâu năm

Chống chỉ định cắm implant

1. Chống chỉ định tuyệt đối

Tuyệt đối không áp dụng phương pháp cấy ghép implant trong các trường hợp:

Người chưa đủ 18 tuổi: Với những bệnh nhân dưới 18 tuổi, xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển, việc áp dụng biện pháp này có thể gây ra tác động tiêu cực tới cấu trúc xương về sau.

  • Phụ nữ có thai: Sau khi cắm implant, người bệnh cần uống một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ, điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
  • Người bệnh có xương hàm dị dạng nghiêm trọng không hồi phục được.
  • Người đang có bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…

Không cắm implant đối với người có bệnh tim mạch

  • Người mắc chứng rối loạn thần kinh, không làm chủ được hành vi của mình.
  • Người mắc các bệnh lý không thể kiểm soát như Paget, thiểu năng tuyến yên, đái tháo đường không kiểm soát,…
  • Người nghiện rượu nặng

2. Chống chỉ định tương đối

Cần xem xét và cân nhắc trước khi cắm implant đối với các trường hợp sau:

  • Chất lượng xương thấp, thiếu thể tích xương: Thường xảy ra ở những người mất răng lâu năm, không tiến hành biện pháp phục hình hợp lý khiến xương tiêu dần. Với các bệnh nhân này, có thể tiến hành ghép xương và nâng xoang hàm trước, sau đó khi xương đã chắc khỏe, đầy đặn hơn thì mới thực hiện cấy ghép implant.
  • Người đang mắc các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,…
  • Người nghiện thuốc lá nặng. Theo kết quả nghiên cứu, nicotine trong thuốc lá là yếu tố gây nhiễm trùng vết thương, làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
    Người đang tiến hành hóa trị, xạ trị.
  • Người có thói quen xấu như nghiến răng hoặc cắn chặt răng khi ngủ.

Các thông tin về chỉ định và chống chỉ định cắm implant đã được chúng tôi tổng hợp và gửi đến các bạn trong bài viết trên. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề vì răng bị mất và muốn phục hình răng với biện pháp này thì hãy đến với Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn cụ thể hơn nhé.