TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Dấu hiệu, tác hại và cách trị nghiến răng khi ngủ

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.161
Cách trị nghiến răng khi ngủ nào đem lại hiệu quả cao? Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Nguyên nhân và tác hại của chúng ra sao? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra bởi nghiến răng trong khi ngủ không chỉ gây khó chịu cho người ngủ cùng mà còn kéo theo nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Tất cả những băn khoăn này sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Dựa vào nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng các cách trị nghiến răng khi ngủ tương ứng như điều trị, giải tỏa tâm lý nếu nguyên nhân là do căng thẳng, lo lắng hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích,.... Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là áp dụng các kỹ thuật điều trị của nha khoa như sử dụng máng chống nghiến, niềng răng,…

Thế nào là nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng răng ở hai hàm siết lại với nhau không chủ đích do tình trạng cơ trong hệ thống nhai co lại. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.

Người bị nghiến răng sẽ phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Buổi sáng thức dậy thường thấy đau nhức quai hàm, đau thái dương, đau tai, hàm dưới thường bị mỏi và há miệng khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Một số nguyên nhân gây nên nghiến răng khi ngủ bao gồm:

Tâm lý căng thẳng, lo âu

Tình trạng nghiến răng trong khi ngủ dễ xuất hiện ở người thường xuyên stress, căng thẳng thần kinh, lo âu, nghĩ ngợi nhiều. Những người có tính hiếu thắng hoặc tính cách mạnh mẽ cũng hay gặp phải hiện tượng này.

Căng thẳng, lo âu, stress có thể dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có người thân bị nghiến răng khi ngủ thì bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề này cao hơn.

Rối loạn giấc ngủ

Người mắc chứng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như ngừng thở trong thời gian ngắn, mê sảng, bóng đè, ảo giác,… Cũng hay bị nghiến răng.

Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích

Tác dụng phụ của một số loại thuốc an thần, chống trầm cảm cũng có thể gây ra hiện tượng nghiến răng khi đang ngủ.

Theo các nghiên cứu, người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn,… có tỉ lệ mắc chứng nghiến răng cao hơn những đối tượng không sử dụng.

Yếu tố bệnh lý

Những người đã hoặc đang mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản, Parkinson, động kinh,… Cũng có nguy cơ cao bị nghiến răng.

Bên cạnh đó, hiện tượng nghiến răng khi ngủ còn có thể xảy ra do răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn,…

Dấu hiệu nhận biết nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ thường phát ra âm thanh lớn

Để tìm ra cách trị nghiến răng khi ngủ phù hợp thì ngoài nguyên nhân bạn cũng cần nắm được các dấu hiệu nhận biết tình trạng này, chúng gồm có:

  • Tiếng nghiến răng lớn.
  • Răng bị gãy, sứt mẻ, hoặc lung lay.
  • Mòn men răng.
  • Đau răng hoặc ê buốt răng.
  • Mỏi hàm, có hiện tượng co cứng cơ, khó há miệng.
  • Đau nhức xương hàm.
  • Đau tai dù không có bất thường gì ở tai.
  • Đau đầu vùng thái dương.
  • Gián đoạn hoặc rối loạn giấc ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ.

Những tác hại do nghiến răng khi ngủ gây nên

Hiện tượng nghiến răng trong lúc ngủ nếu không phát hiện và tìm cách khắc phục thì sẽ dẫn đến những rắc rối như:

  • Khiến người ngủ cùng khó chịu và mất ngủ do âm thanh phát ra.
  • Mài mòn răng, làm lớp ngà răng lộ ra gây mất thẩm mỹ, ê buốt, lung lay răng và thậm chí là rụng răng.
  • Làm bong miếng trám ở người trám răng.
  • Làm gãy răng giả cố định hoặc tháo lắp nếu bạn đang sử dụng răng giả.
  • Gây suy giảm độ chắc chắn của răng, khiến răng yếu hơn và dễ bị sâu răng,…
  • Đau mỏi cơ, đau cổ, đau đầu do cơ hàm co thắt liên tục trong thời gian dài.

Nghiến răng khi ngủ gây đau mỏi cơ hàm

  • Người mắc chứng nghiến răng nghiêm trọng sẽ làm cơ hoạt động quá mức gây ra hiện tượng phì đại khiến khuôn mặt mất cân đối.
  • Nặng nề hơn có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm với các triệu chứng mỏi hàm, nói chuyện và ăn nhai khó, đau ở khớp, khó mở miệng,…

Cách trị nghiến răng khi ngủ hiệu quả nhất

Dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng nghiến răng mà bạn có thể áp dụng các cách trị nghiến răng khi ngủ tương ứng như điều trị, giải tỏa tâm lý nếu nguyên nhân là do căng thẳng, lo lắng hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích,.... Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là áp dụng các kỹ thuật điều trị của nha khoa như:

  • Đeo máng chống nghiến: Máng này sẽ được thiết kế và sản xuất riêng theo dấu răng của từng người. Đem lại công dụng phòng tránh sự siết chặt giữa 2 hàm, chống mòn răng do nghiến, ngăn chặn các thương tổn nha chu.

Nên sử dụng máng chống nghiến nếu bạn bị nghiến răng khi ngủ

  • Niềng răng: Nếu răng bạn mọc chen chúc, không thẳng hàng, khớp cắn không chuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn niềng răng để đưa khớp cắn về trạng thái cân bằng, làm giảm những tác động lên răng và cơ nhai.
  • Phục hồi răng: Trường hợp bề mặt răng đã bị hư hại, răng nhạy cảm hơn trước do men răng bị mòn khi nghiến răng thì có thể áp dụng kỹ thuật trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục những vị trí bị ảnh hưởng.

Nghiến răng khi ngủ cần được khắc phục để không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng miệng. Hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để đặt lịch thăm khám và tư vấn miễn phí cùng bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay nhé.