TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các sự cố khi niềng răng mắc cài và cách xử lý tại nhà

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 7,065
Hiện tại, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, theo chỉ thị 16 với các biện pháp tăng cường của UBND TP, người dân không được ra đường để đảm bảo an toàn và ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Trong giai đoạn này, Khách hàng đang niềng răng, đặc biệt là những Khách hàng niềng răng mắc cài sẽ gặp nhiều khó khăn khi không thể đến phòng khám theo lịch tái khám. Vậy phải làm sao để khắc phục sự cố khi niềng răng mắc cài tại nhà trong mùa dịch?

Khi niềng răng mắc cài, đôi khi không tránh khỏi các sự cố như thức ăn bị giắt vào mắc cài, bung sút mắc cài hoặc gặp tình trạng kích ứng bên trong má,…

Trong bài viết này, Nha khoa Nhân Tâm sẽ hướng dẫn Khách hàng cách xử lý các sự cố khi niềng răng mắc cài tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những sự cố thường gặp khi niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp nắn chỉnh răng phổ biến, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này sử dụng các khí cụ là các mắc cài (làm bằng kim loại hoặc sứ) gắn lên bề mặt răng, đồng thời kết hợp với dây cung để tạo lực kéo di chuyển, giúp sắp xếp răng về đúng vị trí.

Chính vì vậy, với cấu tạo phức tạp nên niềng răng mắc cài thường dễ dẫn đến nhiều sự cố nhỏ cho Khách hàng:

  • Thức ăn giắt vào mắc cài
  • Tuột dây cung
  • Bung sút mắc cài
  • Mắc cài, dây cung đâm vào má
  • Bị kích ứng trong miệng

Trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, Khách hàng không thể đến phòng khám nha khoa thì cần phải có các giải pháp xử lý tạm thời để không gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Sự cố tuột dây cung niềng răng

Hướng dẫn xử lý sự cố tạm thời khi niềng răng mắc cài tại nhà

1. Chuẩn bị

Để dễ dàng xử lý các sự cố đang gặp khi niềng răng mắc cài, Khách hàng cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản dưới đây:

  • Sáp chỉnh nha
  • Nước muối hoặc nước súc miệng
  • Chỉ nha khoa

Sử dụng bàn chải kẽ khi niềng răng giúp làm sạch mảng bám thức ăn

  • Bàn chải kẽ
  • Nhíp đã được khử trùng
  • Kiềm bấm móng tay sạch
  • Một số thuốc giảm đau không kê đơn như Efferalgan, Paracetamol,…

2. Cách xử lý tạm thời tại nhà

Thức ăn giắt vào mắc cài

Khi niềng răng mắc cài, thức ăn thường dễ giắt lại trên mắc cài hoặc trong các khe rãnh giữa mắc cài và răng.

Mặc dù đây không phải là sự cố khẩn cấp nhưng nếu không được khắc phục sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của răng miệng, dẫn đến tình trạng hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, nha chu, răng ố vàng rất mất thẩm mỹ.

Trong trường hợp này, bạn có thể tự khắc phục bằng cách sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và kết hợp với nước súc miệng giúp làm sạch và loại bỏ mảng bám.

Tuột dây cung

Dây cung được gắn cố định trong rãnh mắc cài, nhưng đôi khi sẽ bị lệch khỏi vị trí ban đầu ra do tác động từ bên ngoài như ăn thức ăn quá cứng, giòn, tai nạn do chơi thể thao, tập luyện,….

Lúc này, bạn hãy rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, sau đó nhét dây cung trở lại vào bên trong rãnh của mắc cài và sử dụng sáp chỉnh nha để cố định tạm thời. Bạn nên lưu ý theo dõi, gọi điện thoại đến phòng khám để tham khảo ý kiến của Bác sĩ.

Bung sút mắc cài

Bung hoặc lỏng mắc cài là tình huống cần xử lý khẩn cấp để đảm bảo kết quả và không ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Để xử lý, bạn sử dụng nhíp đã được khử trùng kéo mắc cài dọc theo dây cung về đúng vị trí chính giữa răng như lúc ban đầu, sau đó phủ sáp chỉnh nha lên để cố định tạm thời.

Tiếp theo, bạn gọi điện thoại đến phòng khám để được đặt lịch hẹn gắn lại mắc cài trong trường hợp khẩn cấp.

Dây cung thừa đâm vào má

Khi niềng răng, trong quá trình răng dịch chuyển sẽ khiến phần cuối cảu dây chung bị thừa đâm vào má gây cảm giác đau và khó chịu, thậm chí gây xước bên trong má.

Dây cung thừa đâm vào má gây đau và khó chịu

Bạn nên sử dụng một chiếc nhíp đã khử trùng và cố gắng đẩy phần cuối của dây cung ép sát vào răng. Hoặc bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha phủ vào phần dây cung nhô ra để cảm thấy thoải mái hơn.

Trong trường hợp phần dây cung nhô ra quá dài, bạn nên dùng kiềm móng tay sạch đã qua khử trùng để cắt đoạn nhô ra và sử dụng sáp chỉnh nha bao phủ lại.

Lưu ý: bạn nên gấp một chiếc khăn giấy, phủ gạc hoặc bông gòn xung quanh khu vực cần cắt để tránh nuốt phải đoạn dây vừa cắt.

Bị kích ứng trong miệng

Tình trạng này khá phổ biến ở nhiều người là do sự hiện diện của các khí cụ bên trong miệng. Tuy sự cố này không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu cho Khách hàng.

Bạn có thể dùng son dưỡng môi bôi vào má hoặc sáp chỉnh nha phủ vào mắc cài để hạn chế sự kích ứng lên mô mềm.

Nếu quá đau, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau không kê đơn như Efferalgan hoặc Paracetamol với liều dùng thích hợp để làm dịu cơn đau khó chịu.

Trên đây là những sự cố thường gặp khi niềng răng mắc cài trong thời gian giãn cách xã hội. Mong rằng, với sự hướng dẫn của Nha khoa Nhân Tâm trong bài viết này sẽ giúp Khách hàng dễ dàng xử lý tạm thời các sự cố tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả trước khi đến phòng khám.

Nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ tư vấn về các vấn đề răng miệng trong mùa dịch, hoặc muốn biết thêm về chi phí niềng răng trong suốt, khách hàng có thể liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm qua các hình thức sau:

Cách 1: Inbox trên Fanpage Nha khoa Nhân Tâm (https://www.facebook.com/nhantamdental)

Cách 2: Gọi điện thoại đặt câu hỏi trực tiếp cho Bác sĩ, Hotline: 1900 56 5678 hoặc 0836 22 2246

Cách 3: Liên hệ qua các phương tiện truyền thông sau:

- Zalo/Viber: 0338 56 5678

- Email: drnhan1@gmail.com