Quy trình niềng răng sẽ diễn ra trong thời gian tương đối dài và bao gồm nhiều giai đoạn. Trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn có thể cảm thấy đau nhức vào một số thời điểm như gắn thun tách kẽ, gắn khí cụ niềng, siết răng định kì, tuy nhiên cảm giác này không quá nặng nề và vẫn ở trong mức độ có thể chịu được. Để đảm bảo an toàn, hạn chế cảm giác đau nhức, bạn cần lựa chọn một cơ sở nha khoa tốt nhất ngay từ ban đầu.
Các giai đoạn trong một quy trình niềng răng
Niềng răng được đánh giá là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất cho những người bị răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc, răng thưa,… Quy trình niềng răng bao gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có các chỉ định khác nhau:
Lập kế hoạch điều trị
Trước tiên, bác sĩ cần thăm khám, chụp phim để đánh giá đúng tình trạng răng cũng như xương hàm của khách hàng và dựa vào đó để lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ thông báo rõ ràng cho khách hàng về thời gian, chi phí, quy trình và phương pháp chỉnh nha thích hợp.
Sau khi khách hành đồng ý với kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ gắn thun tách kẽ, gắn mắc cài, dây cung lên răng hoặc lấy dấu răng để chế tác khay niềng trong buổi đầu tiên.
Gắn thun tách kẽ trước khi niềng răng
3 tháng sau niềng
Tùy từng trường hợp cụ thể mà trong 3 tháng đầu khách hàng có thể được chỉ định cắt kẽ hoặc nhổ răng. Thường thì với những khách hàng có răng mọc chen chúc, khấp khểnh thì hàm răng sẽ có sự thay đổi rõ rệt nhất trong giai đoạn này. Ngược lại, nếu răng không có thay đổi gì, bác sĩ có thể chỉ định bạn bắt vít nhằm hỗ trợ việc nắm kéo răng đạt hiệu quả cao hơn.
6 tháng sau niềng
Lúc này, hàm răng vẫn sẽ có sự đổi khác nhưng không rõ rệt như 3 tháng đầu. Ở các trường hợp khách hàng có răng mọc lệch lạc, chen chúc sẽ có tình trạng răng cửa bị chìa ra phía ngoài. Lúc này khách hàng không nên quá lo lắng bởi đây là biểu hiện bình thường và bác sĩ sẽ kiểm soát kỹ càng, điều chỉnh phù hợp cho bạn.
9 tháng sau niềng
Hàm răng vẫn sẽ tiếp tục dịch chuyển trong thời gian này, khoảng trống nhổ răng khít lại, những răng mọc lệch dần ổn định và hiện tượng hô móm được cải thiện đáng kể.
Sau khoảng 9 tháng hàm răng đã được cải thiện đáng kể
15 tháng sau niềng
Lúc này, bác sĩ sẽ tiếp tục cân chỉnh hàm dưới và hàm trên để khớp cắn về trạng thái chuẩn, giúp hoạt động ăn nhai hiệu quả hơn. Các sai lệch nhỏ còn lại trên răng cũng được chỉnh sửa để chuẩn bị hoàn tất.
Kết thúc niềng răng
Khi hàm răng đã được sắp xếp đều đặn, khớp cắn cân bằng, khách hành vẫn cần thêm thời gian để răng ổn định tại vị trí mới. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo niềng và thiết kế hàm duy trì cho khách hàng. Thời gian sử dụng hàm duy trì sẽ khác nhau ở từng người.
Giai đoạn nào đau nhất trong quy trình niềng răng?
Ở từng giai đoạn, khách hàng sẽ có cảm giác đau nhức và ê buốt khác nhau:
- Khi đặt thun tách kẽ: Vì răng chưa có tác động lực nào trước đó nên khi tách kẽ khách hàng sẽ có cảm giác cộm cấn, ê buốt hoặc thậm chí đau nhức mỗi khi ăn nhai. Cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm đi sau một vài ngày.
- Sau khi gắn khí cụ niềng: Trong những ngày đầu, do hàm răng chưa làm quen được với lực nắn kéo nên khách hàng có thể cảm thấy đau nhức âm ỉ.
- Khi siết răng định kì: Khi tái khám, bác sĩ sẽ thực hiện siết răng sau khi kiểm tra hiệu quả dịch chuyển răng. Việc điều chỉnh lực kéo này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong khoảng một vài ngày.
Thực ra, cảm giác đau trong khi niềng răng không quá nặng nề như nhiều người vẫn nghĩ, chúng vẫn ở trong mức độ chịu đựng được. Bên cạnh đó, cảm nhận về mức độ đau cũng sẽ khác nhau ở mỗi người.
Cảm giác đau khi niềng răng không nặng nề như nhiều người vẫn nghĩ
Vậy là xuyên suốt quy trình niềng răng, khách hành cần phải trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chỉ định khác nhau để có được kết quả hoàn thiện cuối cùng. Để tránh sai sót và giảm cảm giác đau nhức khi chỉnh nha, bạn cần lựa chọn một trung tâm nha khoa gần đây tốt nhất ngay từ đầu.