Niềng răng vốn là kỹ thuật phức tạp và cần nhiều thời gian. Với các mốc thời gian sẽ mang lại những sự thay đổi khác nhau trong hàm răng. Đây là sự tác động lực lên răng, giúp răng di chuyển để có khớp cắn đúng.
Thông qua quá trình di chuyển này, những răng lệch lạc ở người có răng bị hô hàm trên, hô hàm dưới, vẩu, móm, răng thưa, răng mọc chen chúc. đều có thể khắc phục. Từ đó giúp bạn nâng cao tính thẩm mỹ của hàm răng và tràn đầy tự tin.
Quá trình niềng răng sẽ mất 1 khoảng thời gian tương đối dài, đồng thời khách hàng phải thực sự kiên trì. Với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại hay mắc cài sứ, ai cũng phải trải qua 7 giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị
Ở giai đoạn này, bác sĩ nha khoa gần đây sẽ thăm khám tổng quát và chụp X-quang răng cho bạn. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng thích hợp với từng tình trạng răng miệng. Bạn nên tìm hiểu thông tin về các phương pháp niềng răng để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nhổ răng thừa (nếu cần thiết) hoặc đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Đặt thun tách kẽ là thủ thuật tạo ra khoảng trống giữa các răng hàm để các răng dễ di chuyển hơn.
Giai đoạn gắn mắc cài
Đây chính là giai đoạn vô cùng quan trọng khi niềng răng. Việc gắn mắc cài cần phải chính xác tuyệt đối để mang lại kết quả niềng răng tốt. Quy trình gắn mắc cài sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Làm sạch răng miệng tổng quát.
- Bước 2: Bôi keo dán mắc cài chuyên dụng lên răng.
- Bước 3: Phần mặt sau của mắc cài sẽ được bôi một lớp xi măng.
- Bước 4: Gắn mắc cài lên răng, nếu phần xi măng có dư ra thì loại bỏ.
- Bước 5: Chiếu đèn quang trùng hợp để kích thích sự kết dính bằng cách.
Gắn mắc cài là giai đoạn vô cùng quan trọng khi niềng răng
Sau khi mắc cài đã được gắn chặt và ổn định trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng luồn dây cung vào các rãnh trên mắc cài. Tiếp theo sẽ dùng thun buộc chuyên dụng để cố định mắc cài. Quy trình gắn mắc cài sẽ diễn ra trong khoảng 2 giờ.
Xem thêm: Nhật ký niềng răng và những điều nên biết
Giai đoạn định hình lại răng
Vài ngày sau khi gắn mắc cài, bạn có thể cảm thấy khó chịu vì răng bắt đầu di chuyển. Ngoài ra, việc mắc cài cọ sát vào lưỡi và má cũng có thể gây ra đau nhức.
Lúc này, bạn có thể sử dụng thêm sáp nha khoa để che đi phần sắc nhọn của mắc cài, tránh gây tổn thương đến lưỡi, má. Cảm giác khó chịu thường chỉ kéo dài 1 tuần, sau đó cơ thể sẽ quen với khí cụ niềng răng.
Nếu trường hợp răng chỉnh nha quá phức tạp thì có thể sẽ phải cần thêm sự hỗ trợ của minivis. Minivis sẽ được khoan vào xương hàm và được gắn thun để kéo răng về đúng vị trí mong muốn.
Giai đoạn tái khám định kỳ
Đây là điều gần như bắt buộc trong các giai đoạn niềng răng để đảm bảo sự dịch chuyển của răng được như mong muốn. Lịch tái khám niềng răng thông thường sẽ là 1 tháng/lần.
Trong quá trình tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá và đo lường mức độ di chuyển của răng để đưa ra bước điều trị tiếp theo. Khách hàng có thể nhận thấy răng đang dần di chuyển vào vị trí đúng. Các răng đã được xếp ngay ngắn, khung xương hàm được mở rộng và khớp cắn trở nên hài hòa hơn.
Giai đoạn kết thúc điều trị
Bác sĩ tiến hành tháo khí cụ niềng răng
Sau khoảng 18 – 24 tháng niềng răng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của khách hàng, nếu răng đã đạt hiệu quả niềng như dự định thì sẽ chỉ định tháo khí cụ niềng. Việc tháo khí cụ niềng diễn ra khá dễ dàng và không gây đau đớn.
Bạn sẽ chỉ hơi ê răng khi nha sĩ cạo phần xi măng đọng trên răng. Nếu răng bạn bị ngả màu hoặc tích tụ mảng bám sau thời gian niềng thì có thể bác sĩ sẽ làm sạch và tẩy trắng răng cho bạn.
Trên đây là các giai đoạn niềng răng quan trọng bạn cần lưu ý. Hy vọng đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc quan tâm. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, để biết thêm những thông tin khác về niềng răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!