TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây đắng miệng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 59.098
Mỗi khi cảm thấy đắng miệng khi sử dụng những thực phẩm như mướp đắng, cải xoăn, cà phê đen,... bạn có bao giờ thắc mắc bị đắng miệng là bệnh gì hay không? Nếu tình trạng này kéo dài, có thể là dấu hiệu cảnh báo về những tổn thương thần kinh, bệnh trào ngược dạ dày, vấn đề về nha khoa,... Hãy cùng nhau TÌM HIỂU chi tiết nhé!

Có rất nhiều người thắc mắc bị đắng miệng là bệnh gì? Thế nhưng, các nguyên nhân hình thành vị đắng trong miệng thường không nghiêm trọng. Đây có thể là tình trạng miệng có vị đắng sau khi ngủ dậy, khi ợ hơi, bạn có cảm giác buồn nôn, hôi miệng và kèm theo đó là tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến cuộc sống, chế độ ăn uống và sức khỏe hằng ngày.

Các nguyên nhân gây đắng miệng là gì?

Khô miệng

Đây là tình trạng miệng không sản xuất đủ nước bọt. Nước bọt có chức năng làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, vì vậy, khi lượng nước bọt ít đi có thể khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều hơn.

Chế độ chăm sóc răng miệng kém

Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây ra vị đắng trong miệng, tăng cao nguy cơ sâu răng, viêm nướu răng, nhiễm trùng hoặc viêm nướu.

Mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể gặp phải tình trạng đắng miệng hoặc có vị kim loại trong miệng. Nguyên nhân chính là do hormone trong cơ thể có sự biến đổi, ảnh hưởng đến các giác quan, tạo cảm giác thèm ăn hoặc khó chịu với một số thực phẩm có mùi. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.

Bị đắng miệng khi vào giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh có thể gặp phải tình trạng bị đắng miệng. Điều này là do sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm dẫn đến các vấn đề như hội chứng bỏng rát miệng hay khô miệng kéo dài.

Nấm miệng

Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường hình thành các vết, đốm trắng trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng và gây ra vị đắng, khó chịu cho đến khi được điều trị hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng.

Nấm miệng là một trong những nguyên nhân gây đắng miệng

Căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể và làm thay đổi cảm giác vị giác. Ngoài ra, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng và là yếu tố dẫn đến vị đắng.

Tổn thương dây thần kinh

Cũng giống với các giác quan khác trong cơ thể, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Việc dây thần kinh bị tổn thương có thể gây ra thay đổi vị giác, gây nên tình trạng rối loạn vị giác hoặc đắng miệng. Tình trạng này bao gồm:

  • U não.
  • Mất trí nhớ.
  • Động kinh.
  • Bệnh liệt mặt.
  • Đa xơ cứng.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị y tế có thể gây thay đổi vị giác vì bản chất của thuốc có vị đắng hoặc do hoá chất trong thuộc được bài tiết vào nước bọt, bao gồm:

  • Thuốc tim.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc lithium.
  • Vitamin có chứa các khoáng chất hoặc kim loại như sắt, đồng hoặc kẽm.

Bị đắng miệng là dấu hiệu của những bệnh gì?

Nếu tình trạng đắng miệng kéo dài liên tục nhiều ngay và không có dấu hiệu thuyên giảm dù sức khỏe bạn bình thường, không có triệu chứng ốm sốt thì cần đặc biệt lưu ý. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Bị đắng miệng là bệnh gì? Trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật

Dịch mật là một chất lỏng có màu xanh – vàng, được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật. Dịch mật đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Mật sẽ được đổ vào phần đầu ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo. Do một nguyên nhân khách quan, van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) bị tổn thương, đóng không kín làm cho dịch mật trào ngược lên dạ dày và từ đó trào ngược lên thực quản, dẫn đến tình trạng miệng bị đắng.

Để biết chính xác bạn có bị trào ngược dịch mật hay không thì có thể theo dõi các hiện tượng đi kèm như: thường xuyên ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng có màu xanh vàng, ho hay khàn giọng do dịch mật dâng lên và đốt niêm mạc cổ họng. Kèm theo đó là hiện tượng sụt cân ngoài ý muốn.

Trào ngược dịch dạ dày

Ngoài ra đắng miệng cũng thường gặp ở các trường hợp trào ngược dịch dạ dày. Một số triệu chứng của bệnh này có thể theo dõi được như ho kéo dài, đau ngực, đau rát họng…

Một số triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày là: ho kéo dài, đau ngực, đau rát họng…

Trong cơ thể chúng ta tồn tại một cơ chế chống trào ngược gồm hoạt động của cơ thắt dưới thực quản. Hoạt động này sẽ giúp đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Nhưng khi hoạt động của cơ thắt dưới thực quản và cơ chế bảo vệ chống trào ngược dạ dày này bị rối loạn, trong dạ dày sẽ xuất hiện một lượng khí thừa và lượng khí thừa này sẽ được đẩy lên khoang miệng, từ đó dẫn đến tình trạng đắng miệng ở nhiều trường hợp.

Suy giảm chức năng gan

Đắng miệng còn được gặp ở các trường hợp chức năng gan bị suy giảm do các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan. Hoặc các trường hợp gan phải làm việc quá tải trong một thời gian dài như người uống nhiều thuốc tây, hay uống rượu bia, thường xuyên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Các dấu hiệu suy giảm chức năng gan thường được nhận thấy là cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa rối loạn, xuất hiện cảm giác chán ăn, hơi thở nặng mùi hơn bình thường…

Bị đắng miệng có thể là lời “thông báo” về dấu hiệu suy giảm chức năng gan

Bệnh lý răng miệng

Các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đắng miệng. Do đó, bạn nên chú ý thêm vệ quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, đồng thời tiến hành khám răng định kỳ tại các địa chỉ nha khoa uy tín.

Dấu hiệu của bệnh ung thư

Bị đắng miệng là bệnh gì? Đắng miệng còn có thể xuất hiện trong bệnh ung thư, khách hàng không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn bị tăng dần cảm giác đắng với mọi đồ ăn. Điều này có liên quan đến việc thay đổi thành phần trong nước bọt và gây trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.

Cần làm gì khi bị đắng miệng?

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày. Vệ sinh lợi, lưỡi đúng cách để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng một cách triệt để.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: bổ sung nhiều rau xanh, uống đủ nước, hạn chế các thức ăn có hại cho gan như rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...
  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh và cải thiện sức khỏe của bạn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bị đắng miệng là bệnh gì, hãy liên hệ ngay với nha khoa Nhân Tâm - một trong những nha khoa uy tín hàng đầu tại TP. HCM để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám hoàn toàn miễn phí!