Nguyên nhân chính khiến bé bị sâu răng hàm
Răng hàm là chiếc răng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai và nghiền thức ăn. Tuy nhiên, bởi vì vị trí của chiếc răng này ở sâu bên trong nên khả năng bé bị sâu răng hàm cũng cao hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Các mẫu thức ăn còn sót lại sẽ dần trở thành mảng bám theo thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công răng gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Đường có trong thực phẩm hay nước uống được các vi khuẩn dùng để tạo ra axit làm tổn thương lớp men răng. Thông thường, nước bọt sẽ bảo vệ cho răng và rửa trôi vi khuẩn gây hại, nhưng khi nước bọt không đủ khả năng bảo vệ nữa, lớp men răng dần bị bào mòn tạo ra các lỗ hổng trong răng được gọi là sâu răng.
Nguyên nhân chính khiến bé bị sâu răng hàm là đường
Ngoài ra, nhiều bố mẹ vẫn có lối suy nghĩ răng của trẻ là răng sữa nên có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn, không chú ý chăm sóc tốt răng miệng cho trẻ. Cho dù răng sữa sẽ được thay thế trong quá trình trẻ thay răng nhưng chúng vẫn có vai trò định hình cho răng vĩnh viễn, tránh bị xô lệch.
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị sâu răng hàm là do ăn nhiều thức ăn ngọt và vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Những tác hại khôn lường khi bé bị sâu răng hàm
Răng hàm có chức năng xé, nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì vậy khi sâu răng hàm ở trẻ em sẽ gây ra khó khăn cho bé khi ăn uống. Thức ăn khi đưa xuống dạ dày chưa được nghiền nát kỹ, khiến cho bộ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn, cản trở bé ăn các loại thức ăn. Từ đó dẫn đến vấn đề trẻ bị biếng ăn, hay bỏ bữa, nặng hơn là khiến trẻ bị đau răng dai dẳng.
Sâu răng hàm có thể dẫn đến biếng ăn ở trẻ
Răng sữa giúp cho răng vĩnh viễn định hình được vị trí cũng như hướng mọc. Răng hàm sữa cũng vậy, nếu bé bị sâu răng hàm sữa sớm và phải thực hiện nhổ răng khi chưa đủ tuổi (dưới 6 tuổi) sẽ khiến cho lợi của bé bị khô lại làm cho quá trình mọc răng vĩnh viễn khó khăn hơn rất nhiều.
Điều này có thể khiến cho răng hàm mọc đè lên các răng bên cạnh, ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm. Răng hàm mọc lệch không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến sức khỏe của bé.
Sâu răng hàm ở trẻ em nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến viêm tủy, viêm nha chu, hình thành những túi mủ và ổ áp xe khiến cho vùng viêm nhiễm lan rộng xuống xương ổ răng.
Cách điều trị trẻ sâu răng hàm hiệu quả
Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn sâu răng hàm mà có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Nên đến phòng khám sớm nhất để bé được điều trị
Nếu chỉ vừa mới xuất hiện các rãnh màu nâu đen hay sâu chưa nặng, bác sĩ sẽ tiến hành trám lại răng sâu để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
Nhưng nếu tình trạng sâu răng hàm trở nên nặng hơn, bắt buộc phải nhổ bỏ thì sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Lúc này, bạn nên chủ động trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách điều trị trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả nhất.
Một số lưu ý giúp trẻ phòng tránh sâu răng hàm
Bố mẹ nên có trách nhiệm hướng dẫn và tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất là 2 lần một ngày. Cả nhà cũng có thể đánh răng mỗi ngày để trẻ có động lực và ý thức rõ ràng hơn tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
Bố mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng
Nếu bố mẹ phát hiện những vết ố vàng nâu trên răng thì có thể đó là dấu hiệu xuất hiện tình trạng sâu răng hàm ở trẻ em. Bố mẹ có thể cho trẻ đánh răng với kem đánh răng có chứa fluor để hạn chế sâu răng phát triển.
Bố mẹ cũng nên cho trẻ thăm khám định kỳ tại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sâu răng hàm, bởi vì sâu răng hàm rất khó phát hiện chỉ với mắt thường.
Khi bé bị sâu răng hàm thì tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng đưa đến phòng khám nha khoa uy tín. Hiện nay, Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ chăm sóc răng miệng tốt nhất trong khu vực TP HCM. Hãy liên hệ ngay để đặt lịch tư vấn trực tiếp từ bác sĩ nhé.