Bắt vít niềng răng là biện pháp cần thực hiện trong một số trường hợp để tăng hiệu quả chỉnh nha và rút ngắn thời gian đeo niềng. Quá trình cắm vít có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức nhưng với tác dụng của thuốc tê, thuốc giảm đau, kháng sinh,… thì cảm giác khó chịu này sẽ nhanh chóng kết thúc.
Bắt vít niềng răng là gì?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh răng được áp dụng rộng rãi trong nha khoa giúp đưa răng về lại vị trí đúng trên cung hàm, khắc phục các khiếm khuyết về răng, giúp răng thẳng đều và cân đối hơn. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, các khí cụ hỗ trợ chỉnh nha ngày càng đa dạng, trong đó bắt vít niềng răng hay minivis là một khí cụ đặc biệt hiện đang được ứng dụng rất phổ biến.
Minivis là loại khí cụ có cấu tạo hình xoắn ốc, làm từ chất liệu Titanium, kích cỡ nhỏ với chiều dài khoảng 6 đến 12mm và đường kính dao động từ 1,4 đến 2mm. Đối với một số trường hợp, bác sỹ sẽ tiến hành đặt chiếc vít này vào xương hàm của khách hàng để tạo ra một điểm neo cố định, giúp quá trình nắn chỉnh răng diễn ra thuận lợi trong thời gian ngắn nhất.
Hình ảnh bắt vít niềng răng
Bắt vít niềng răng sẽ giúp khách hàng rút ngắn thời gian trị liệu. Ví dụ, một trường hợp chỉnh răng thông thường sẽ cần từ 18 đến 36 tháng tùy vào tình trạng răng từng người, nhưng nếu có sự hỗ trợ từ minivis thì thời gian đeo niềng có thể được rút ngắn xuống còn khoảng 12 đến 24 tháng. Trong đa số trường hợp, bắt vít niềng răng sẽ được thực hiện sau khi gắn mắc cài từ 3 đến 6 tháng.
Những chiếc vít này thường được cắm tại khu vực răng số 5 hoặc 6. Tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt, chúng cũng có thể được gắn tại vị trí răng cửa hàm trên để tạo lực kéo, di chuyển răng về lại vị trí đúng. Số lượng vít được sử dụng thường sẽ là 4 chiếc, 2 chiếc ở hàm dưới và 2 chiếc hàm trên. Tuy nhiên, dựa vào kết quả thăm khám mà bác sỹ sẽ có những chỉ định riêng về số lượng vít, thời gian và vị trí cắm cho từng trường hợp.
Xem thêm: Niềng răng trong suốt Invisalign giá bao nhiêu hiện nay
Bắt vít niềng răng cần tiến hành trong trường hợp nào?
Bác sỹ có thể chỉ định dùng minivis trong một số trường hợp như sau:
- Răng hô: Đối với những khách hàng gặp tình trạng răng hô, răng mọc chìa ra ngoài, bác sỹ thường sẽ chỉ định dùng minivis để tạo điểm neo cố định, tăng lực kéo trong quá trình chỉnh nha để răng nhanh chóng về lại được vị trí đúng, giúp hàm răng được thẳng, đều và đẹp hơn.
- Cười hở lợi: Cười hở lợi hay thân răng ngắn, trồi răng dài sẽ làm cho nụ cười mất đi vẻ đẹp vốn có, gương mặt cũng thiếu cân đối, hài hòa hơn. Bắt vít niềng răng sẽ giúp tăng hiệu quả làm lún răng và cải thiện tính thẩm mỹ cho cả gương mặt.
- Xương hàm quá cứng: Trong trường hợp xương hàm của bạn quá cứng, sự dịch chuyển các răng sẽ gặp không ít trở ngại. Sử dụng minivis là giải pháp hữu hiệu để gia tăng lực kéo, đẩy nhanh tốc độ chỉnh nha, mang lại hiệu quả sắp xếp răng cao hơn.
- Mất răng: Với những khách hàng bị mất răng, chẳng như răng số 6 – vị trí cố định quan trọng khi niềng răng, cũng sẽ cần bắt vít để giúp quá trình niềng được thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Bắt vít niềng răng có đau không?
Bắt vít niềng răng có đau không?
Bắt vít niềng răng là kỹ thuật giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha và tăng hiệu quả trị liệu. Trong khi tiến hành bắt vít, bạn sẽ không thấy đau mà chỉ có cảm giác hơi tê tê vì đã được gây tê cục bộ trước đó. Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và đau nhẹ (tùy vào cơ địa từng người). Cảm giác đau sẽ nhẹ nhàng hơn ở người có xương hàm xốp, mềm. Trường hợp xương hàm cứng chắc thì có thể bị đau nhiều hơn.
Tuy nhiên cảm giác này sẽ chỉ diễn ra trong một buổi hoặc một ngày đầu sau khi bắt vít. Ngoài gây tê, bạn sẽ được bác sỹ kê thêm thuốc chống viêm, kháng sinh và giảm đau để giảm cảm giác khó chịu sau khi cắm vít.
Như vậy, bắt vít niềng răng là biện pháp cần thực hiện trong một số trường hợp để tăng hiệu quả chỉnh nha và rút ngắn thời gian đeo niềng. Quá trình cắm vít có thể sẽ gây ra cảm giác đau nhức nhưng với tác dụng của thuốc tê, thuốc giảm đau, kháng sinh,… thì cảm giác khó chịu này sẽ nhanh chóng kết thúc. Để biết tình trạng răng của bản thân có cần thực hiện bắt vít khi niềng không bạn hãy tới Nha khoa Nhân Tâm và thăm khám cụ thể nhé.