TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bật mí những cách làm hết nhức răng nhanh nhất hiện nay

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 13,333
Đau nhức răng là tình trạng khá thường gặp, nhất là khi răng bị sâu, viêm nướu hay mọc răng khôn. Tình trạng này gây khó chịu và làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay những cách làm hết nhức răng nhanh nhất trong bài viết để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

Đau nhức răng là triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân có thể là do sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn,… gây ra. Bạn có thể thử áp dụng những cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà được lưu truyền trong dân gian như: dùng nước muối, hành tây, đinh hương,…

Tuy nhiên, tốt nhất nên đến trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức răng

Tình trạng đau nhức răng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

Sâu răng

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đau nhức răng. Răng khi bị vi khuẩn sâu răng tấn công sẽ yếu dần và trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi nhiệt độ nóng lạnh, gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống.

Ngoài ra, nếu không được khám và điều trị sớm, sâu răng sẽ lan sâu đến tủy và gây nên những cơn đau nhức dữ dội.

Viêm nướu, viêm nha chu

Mảng bám thức ăn lâu ngày không được làm sạch sẽ bị vôi hóa tạo thành vôi răng. Vôi răng chính là nguyên nhân khiến vùng mô nướu bị viêm nhiễm, gây đau nhức.

Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời mà để kéo dài sẽ khiến tổ chức quanh răng bị tổn thương, nướu không còn bám chắc vào chân răng và làm cho răng bị lung lay, gãy rụng.

Viêm nướu gây đau nhức răng

Mọc răng khôn

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đây cũng là thời điểm mà răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, đồng thời các răng khác đã mọc lên hết.

Điều này sẽ khiến răng khôn không đủ chỗ để mọc thẳng mà thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lấn vào răng số 7. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức răng mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

Cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà

Hiện nay trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà. Khi bạn gặp phải cơn đau nhức răng dữ dội nhưng chưa thể sắp xếp thời gian để đến nha khoa thì có thể thử áp dụng những cách sau:

Dùng thuốc giảm đau

Paracetamol/Acetaminophen là những loại thuốc giảm đau nhức thường được sử dụng. Những loại thuốc này có tác dụng rất nhanh nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp đau nhức mà sẽ có liều lượng sử dụng phù hợp. Vì thế, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn.

Giữ đầu ở vị trí cao

Khi gặp phải trường hợp đau nhức răng vào ban đêm, bạn hãy kê gối cao để phần đầu cao hơn phần thân. Điều này sẽ làm chậm tốc độ lưu thông máu, từ đó hạn chế được tình trạng máu dồn về vị trí đau răng, giúp giảm đáng kể cơn đau nhức.

Nên kê cao gối khi ngủ để giảm cơn đau nhức răng

Chườm lạnh

Đây là cách giảm đau nhức tạm thời mà bạn có thể áp dụng. Bạn chỉ cần lấy một ít đa cho vào khăn mỏng, sau đó chườm vào vùng má bên ngoài tại vị trí răng bị đau. Khi chườm lạnh, bạn cần lưu ý di chuyển nhẹ thành hình vòng tròn, không để lâu túi chườm tại một vị trí để tránh tình trạng bị bỏng lạnh.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Sử dụng nước muối để súc miệng chắc hẳn là phương pháp không còn quá xa lạ với nhiều người. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày để giảm thiểu tình trạng đau nhức răng.

Nước muối sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại trong khoang miệng, đồng thời còn giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Dùng hành tây chữa đau nhức răng

Một trong những cách làm hết nhức răng nhanh nhất được nhiều người lựa chọn đó chính là hành tây. Sở dĩ như vậy là bởi trong hành tây có chứa những thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng và giúp giảm đau nhức răng hiệu quả.

Hành tây có tác dụng giảm đau nhức răng hiệu quả

Bạn chỉ cần thái lát hành lớn, sau đó tập trung nhai ở vùng răng bị đau nhức cho đến khi không còn mùi tanh nồng của hành. Nếu không thể nhai được, bạn có thể ép hành tây lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng bị nhức.

Chữa nhức răng bằng đinh hương

Trong đinh hương có chứa hoạt chất Eugenol có tác dụng gây tê, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Do đó, nếu bị nhức răng thì bạn có thể thử áp dụng cách này để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chai tinh dầu đinh hương nguyên chất. Lấy tăm bông thấm vào tinh dầu rồi thoa đều lên vùng răng bị đau nhức. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày sẽ giúp xoa dịu cơn nhức răng.

Giảm nhức răng bằng lá ổi non

Thành phần Astringents có trong lá ổi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để xoa dịu tình trạng đau nhức răng của mình.

Bạn chỉ cần lấy từ 3 – 5 lá ổi non, rửa sạch rồi cho vào miệng nhai trực tiếp, sau đó đẩy lên vùng răng bị nhức và để trong khoảng 15 – 20 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.

Một cách khác đó là giã nhuyễn lá ổi non cùng với một ít muối ăn, cho vào một ít nước ấm và lọc qua rây để loại bỏ phần bã. Dùng tăm bông thấm vào nước lá ổi và thoa lên vị trí răng bị nhắc. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để thấy được hiệu quả.

Súc miệng bằng trà bạc hà

Cũng giống như đinh hương, bạc hà cũng có khả năng gây tê, từ đó làm dịu cơn đau nhức răng. Hãy chuẩn bị một ít lá bạc hà khô, sau đó đem hãm với nước sôi khoảng 10 – 15 phút để tinh dầu có trong lá bạc hà hòa tan cùng với nước. Súc miệng 2 lần/ngày với dung dịch này, cơn đau nhức răng sẽ giảm đáng kể.

Trà bạc hà có khả năng làm dịu tình trạng nhức răng

Cách điều trị răng bị đau nhức tại nha khoa

Những cách làm hết nhức răng nhanh nhất trên chỉ mang tính chất tạm thời. Bạn vẫn nên đi khám tại nha khoa uy tín để tìm được nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất.

Do đó, khi có những dấu hiệu sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Răng bị đau nhức kéo dài (trên 2 – 4 tuần).
  • Răng bị đau nhức dữ dội, thậm chí bị viêm sưng có mủ tại nướu, gây lệch cấu trúc khuôn mặt.
  • Răng đã phát hiện bị sâu nhưng chưa điều trị.
  • Tình trạng nhức răng không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi áp dụng các biện pháp tại nhà.

Trường hợp điều trị đau nhức răng tại nha khoa, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau nhức răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Trám răng

Trám răng là phương pháp thường được áp dụng trong những trường hợp răng sâu hoặc bị chấn thương dẫn đến nứt mẻ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị hỏng, sau đó sử dụng vật liệu composite để bù đắp lại phần thân răng bị khuyết, khôi phục thẩm mỹ và chức năng cho răng.

Nếu răng bị sâu đến tủy hoặc gặp phải tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý rồi mới trám răng nhằm đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất.

Trám răng sâu

Tuy nhiên, trám răng chỉ áp dụng với những trường hợp răng sâu, răng sứt mẻ nhẹ. Vì nếu vùng khuyết quá lớn, miếng trám sẽ không đảm bảo độ bền, sẽ nhanh chóng bị bong tróc và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tìm hiểu thêm: Bật mí những cách khắc phục răng hàm bị vỡ hiệu quả

Bọc răng sứ

Với những trường hợp răng bị gãy vỡ lớn mà phương pháp trám răng không thể áp dụng được thì bọc răng sứ được xem là sự lựa chọn tối ưu để bảo vệ được gốc răng thật.

Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ tạo hình trụ răng, sau đó lấy dấu răng và thiết kế mão sứ có hình dạng, kích thước, màu sắc giống hệt như răng thật để bao bọc răng. Răng sứ không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, khôi phục chức năng nhai mà còn có độ bền lâu dài.

Bọc răng sứ cho răng bị gãy vỡ lớn

Nhổ răng

Với những trường hợp răng bị đau nhức do sâu răng nặng, không thể phục hồi, hay trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ bỏ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm sang răng khác và tránh được những biến chứng về sau.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ thường khuyến cáo trồng răng giả bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant, tùy vào tình trạng cụ thể cũng như khả năng tài chính của mỗi người. Tránh để mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương hàm, xô lệch các răng còn lại.

Tuy nhiên, với trường hợp nhổ răng khôn thì bạn không cần phải trồng lại răng giả vì răng khôn không đóng vai trò rõ ràng trên cung hàm.

Nhổ răng được chỉ định trong những trường hợp răng hư không thể phục hồi

Cách phòng ngừa tình trạng đau nhức răng

Để không xảy ra tình trạng đau nhức răng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa như:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng có chứa fluor.
  • Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, giúp làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
  • Nên thay bàn chải 3 tháng/lần để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm quá dai cứng hoặc quá nóng, quá lạnh làm kích thích răng.
  • Không dùng răng để cắn các vật cứng như nắp chai, móng tay,…
  • Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ các tác nhân gây bệnh lý răng miệng.

Cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa

Trên đây là những cách làm hết nhức răng nhanh nhất mà bạn có thể tham khảo. Nếu cần được tư vấn thêm thông tin hoặc muốn đặt hẹn thăm khám, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.