Sử dụng hàm duy trì sau khi quá trình niềng răng hoàn tất là chỉ định bắt buộc, đóng vai trò quan trọng không kém việc đeo khí cụ chỉnh nha, giúp răng ổn định ở vị trí mới – liên kết bền vững với hàm và mô mềm xung quanh.
1. Tuân thủ theo thời gian đeo hàm duy trì
Thực hiện đúng thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng là một trong những nguyên tắc cơ bản khi đeo hàm duy trì sau thời gian chỉnh nha. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải lưu ý tuyệt đối đến vấn đề này.
Trong thời gian đầu khi bắt đầu đeo hàm duy trì, bạn cần đeo 24/24 và không được tháo ra.
Thời gian này có thể kéo dài từ 3 - 4 tuần tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Sau khoảng thời gian này, thời gian đeo hàm duy trì trong ngày sẽ được giảm xuống đáng kể, bạn không nhất thiết phải suốt 24/24 giờ nữa.
Thời gian về sau thì bạn càng phải đeo hàm duy trì ít giờ hơn và có thể tháo rời bất cứ lúc nào và đeo lại bất kỳ khi nào mình muốn.
Bạn cần đeo hàm duy trì 24/24h trong suốt thời gian đầu tháo khí cụ niềng răng
2. Thực hiện đúng kỹ thuật tháo lắp hàm duy trì
Hàm duy trì cần phải được gắn lên răng một cách chắc chắn đủ để không bị bong rơi trong điều kiện bình thường. Nếu hàm duy trì dạng máng nhựa thì bạn có thể tự thực hiện tháo lắp tại nhà. Lưu ý: thời gian tháo khí cụ duy trì không được quá lâu, phải đeo lại ngay sau đó để đảm bảo sự ổn định của răng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới đeo.
Với hàm duy trì là khí cụ gắn cố định vào răng hoặc vít vào răng thì việc tháo lắp hàm nên do bác sĩ thực hiện hoặc bạn có thể tự thực hiện với thao tác nhẹ nhàng, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phần lớn khí cụ duy trì chỉnh nha đều được thiết kế một cách vừa khít với khuôn miệng nên có thể vững chắc trên khuôn miệng trong điều kiện bình thường và không thể bong tróc hay rơi ra ngoài.
Xem thêm: Niềng răng giúp gì cho sức khỏe răng miệng của bạn?
3. Vệ sinh hàm duy trì hàng ngày và đúng cách
Giống như khí cụ niềng răng, khí cụ duy trì cũng cần được vệ sinh cách sạch sẽ để có thể hạn chế tối đa tình trạng thức ăn bị giắt vào kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng.
Với ưu điểm có thể tháo lắp dễ dàng nên bạn hoàn toàn có thể tháo hàm duy trì ra và vệ sinh sạch sẽ và sau đó cần bỏ vào hộp bảo vệ thật cẩn thận, tránh để rơi vỡ hoặc những va chạm mạnh gây hỏng hóc.
Hàm duy trì cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh việc vi khuẩn phát triển và gây ra bệnh lý răng miệng
Mỗi một bộ khí cụ duy trì sau chỉnh nha có giá trị cao nên việc bảo quản cẩn thận sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí lớn nếu không muốn phải thay một bộ mới.
4. Tái khám nha khoa đúng định kỳ
Quá trình chỉnh nha kết thúc khi bạn không cần phải đeo hàm duy trì nữa. Do đó, trong thời gian vẫn còn đeo hàm duy trì, bạn vẫn đang nằm trong khoảng thời gian theo dõi và chịu sự giám sát của bác sĩ thực hiện niềng răng. Chính vì vậy, bạn cần đến để được bác sĩ kiểm tra và xác định tình trạng răng miệng hiện tại, có tiến triển hay không hoặc xử lý những thay đổi (nếu có).
Nếu không ổn định thì sẽ can thiệp sớm hoặc chỉ định lại thời gian mang hàm duy trì. Khi tái khám, bạn nên mang theo hàm hoặc tốt nhất vẫn đeo trên răng để bác sĩ dễ dàng nhận định và đánh giá.
Tái khám nha khoa định kỳ để xử lý, can thiệp những thay đổi của răng sau niềng
Nếu nguyên nhân khiến răng bị xô lệch là do hàm duy trì không vừa vặn thì cần thiết kế lại, nếu do cách gắn cố định thì cần điều chỉnh lại. Trường hợp do khách hàng không tuân thủ đúng thời gian hoặc tự tháo lắp không đúng thì sẽ được hướng dẫn lại,…
Để tìm hiểu thêm về việc sử dụng hàm duy trì sau niềng răng đúng cách hay các vấn đề nha khoa khác, hãy liên hệ ngay với phòng khám nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí!