TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trả lại nụ cười cho người không răng bẩm sinh

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.568
Quá trình phục hồi răng cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh gặp nhiều bất lợi vì bệnh nhân không có xương hàm để lưu giữ và nâng đỡ hàm giả. Tuy nhiên đã có bác sĩ Việt Nam phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho những trường hợp này.

TS.BS Võ Văn Nhân đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người không răng bẩm sinh với 2 kỹ thuật phức tạp: cấy ghép Implant xương gò má(*) và dời dây thần kinh để cấy ghép Implant(*).

Bệnh nhân đã gặp nhiều khó khăn trong suốt hơn 20 năm. Giờ đây, bệnh nhân đã tự tin và ăn ngon miệng hơn với nụ cười mới.

(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được chuyển qua bệnh viện để thực hiện

Đâu là giải pháp cho người không răng bẩm sinh

Hội chứng không răng bẩm sinh là tình trạng người bệnh không có răng từ khi mới sinh. Đây là bệnh cực kỳ hiếm gặp (tỷ lệ 1/100.000 trẻ sinh ra mắc phải), là một trong những dạng nghiêm trọng của hội chứng loạn sản ngoại bì (một tình trạng rối loạn về mặt di truyền).

Từ trước đến nay, để giải quyết vấn đề thẩm mỹ cùng chức năng ăn nhai, người bệnh thường sử dụng hàm giả tháo lắp nhưng giải pháp này không thật sự hiệu quả.

Do bệnh nhân không có răng từ khi mới sinh dẫn đến xương hàm không phát triển, nướu teo và mỏng, hàm giả tháo lắp sau một thời gian sử dụng trở nên lỏng lẻo, di động trong miệng, khiến cho việc ăn uống trở lên khó khăn.

Quá trình phục hồi răng cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh gặp rất nhiều bất lợi vì bệnh nhân không có xương hàm để lưu giữ và nâng đỡ hàm giả cộng với việc đeo hàm giả lâu ngày còn làm cho xương hàm bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, xương hàm trên tiêu sát đáy xoang hàm, xương hàm dưới tiêu sát lộ dây thần kinh ổ răng.

Bác sĩ cấy ghép răng thành công cho người không răng bẩm sinh

Tại Việt Nam, TS-BS Võ Văn Nhân đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người không răng bẩm sinh(*).

Trường hợp đầu tiên được bác sĩ Nhân thực hiện vào giữa năm 2016 là một bệnh nhân nữ 30 tuổi không có răng bẩm sinh nên xương hàm không phát triển.

Cộng với việc đeo hàm giả từ khi còn trẻ, khiến cho xương hàm trên và dưới của bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, do đó việc phục hồi bằng các kỹ thuật nha khoa truyền thống không thể thực hiện được.

Sau khi khám và khảo sát trên phim X-quang, BS. Nhân cho biết đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt, xương hàm trên của bệnh nhân tiêu sát đáy xoang hàm và xương hàm dưới tiêu lộ dây thần kinh.

Để phục hồi chỉ còn một giải pháp duy nhất là thực hiện đồng thời hai kỹ thuật: dời dây thần kinh, cấy ghép implant để phục hồi răng hàm dưới(*) và cấy ghép implant xương gò má để phục hồi răng hàm trên(*).

Phương pháp này có ưu điểm là giảm số lần phẫu thuật và thời gian điều trị, cho phép bệnh nhân có răng ngay sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc thực hiện cùng lúc hai kỹ thuật phức tạp trên cùng một bệnh nhân lại là một thách thức lớn đối với bác sĩ điều trị, không chỉ ở khía cạnh phẫu thuật, phục hình răng mà cả ở chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Vì vậy, trên thế giới có rất ít bác sĩ thực hiện thành công đồng thời hai kỹ thuật này

TS.BS Võ Văn Nhân và ekip phẫu thuật

Trường hợp không răng bẩm sinh thứ hai được BS. Nhân phẫu thuật vào đầu năm 2017 là một bệnh nhân nam 23 tuổi bị mắc hội chứng loạn sản ngoại bì.

Bệnh nhân không có mầm răng và xương hàm của bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, giải pháp dùng hàm giả tháo lắp chỉ mang tính thẩm mỹ chứ không giải quyết được vấn đề ăn nhai. 

Qua kiểm tra và đánh giá, BS. Nhân nhận định đây cũng là một trường hợp khó, việc tiên lượng để không làm đứt dây thần kinh cũng như khắc phục các biến chứng có thể xảy ra phải được nghiên cứu rất kỹ trước khi quyết định áp dụng cùng lúc hai kỹ thuật phức tạp đó là di chuyền thần kinh(*), cấy ghép implant xương gò má(*) để phục hồi răng cho bệnh nhân.

(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được chuyển qua bệnh viện để thực hiện

Phim XQ cấy ghép Implant của bệnh nhân không răng bẩm sinh

Bước tiến mới của ngành nha khoa Việt Nam

Hai kỹ thuật phức tạp phẫu thuật di chuyển thần kinh hàm dưới(*) và cấy ghép implant xương gò má(*) cũng vừa được TS-BS Võ Văn Nhân trình bày tại hội thảo nha khoa quốc tế, tổ chức tại Bologna, Italy trong ba ngày từ 8/6 - 10/6 /2017 cũng như Hội nghị quốc tế phẫu thuật Miệng-Hàm–Mặt lần thứ 23 tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 04/2017.

Trước đó, năm 2015, TS Nhân đã trình bày kỹ thuật implant cải tiến tại Hội nghị quốc tế về phẫu thuật hàm mặt và Implant tổ chức ở Melbourne – Australia.

TS-BS Võ Văn Nhân báo cáo tại hội thảo Italy

Buổi hội thảo quy tụ những chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong ngành răng hàm mặt với mục đích trao đổi và chia sẻ về những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực điều trị mất răng toàn hàm.

TS-BS Võ Văn Nhân là bác sĩ nha khoa Việt Nam báo cáo tại hội thảo này. Bài báo cáo của Tiến sĩ Nhân được đánh giá rất cao. Các chuyên gia và bác sĩ đồng nghiệp đều cho rằng đây là một giải pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh.

TS-BS Võ Văn Nhân chụp hình cùng các đồng nghiệp thế giới

Có thể nói, thành công của việc kết hợp đồng thời hai kỹ thuật: di chuyển thần kinh hàm dưới(*) và cấy ghép implant xương gò má(*) của TS-BS Võ Văn Nhân đã mang lại niềm hy vọng rất lớn không chỉ cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh mà cả các bệnh nhân mất răng và bị tiêu xương hàm trầm trọng có thể phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Mặt khác, thành công của TS-BS Võ Văn Nhân còn đánh dấu những bước tiến mới của ngành implant nha khoa Việt Nam trong quá trình tiếp cận những thành tựu mới của ngành implant nha khoa quốc tế.

(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được chuyển qua bệnh viện để thực hiện

Xem thêm bài viết tại links: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tra-lai-nu-cuoi-cho-nguoi-khong-rang-bam-sinh-378457.html