TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tìm hiểu những phương pháp niềng răng trẻ em tại nha khoa

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,340
Niềng răng trẻ em sẽ giúp khắc phục tình trạng răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn một cách hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, cho bé một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe về sau

Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục răng hô, móm, thưa, mọc lệch... Hiện nay, các phương pháp niềng răng trẻ em đã được áp dụng kỹ thuật tiên tiến, giúp trẻ có một hàm răng đẹp khi trưởng thành. Hãy cùng chuyên gia của nha khoa Nhân Tâm giải đáp về niềng răng trẻ em qua bài viết sau.

Có nên cho trẻ em niềng răng hay không?

Xuất phát từ yếu tố di truyền và những thói quen xấu như: mút tay, dùng núm vú dài, vệ sinh răng miệng sai cách, nhổ răng sai thời điểm, sâu răng, tật lè lưỡi… Điều này sẽ làm cho răng của trẻ bị lệch dần và sai khớp cắn. Các bác sĩ nha khoa đều khuyến cáo cha mẹ nên niềng răng trẻ em vì:

  • Niềng răng cho trẻ khi còn nhỏ sẽ có kết quả nhanh hơn, răng dễ về đúng vị trí sau thời gian ngắn.
  • Nếu xương hàm đang tăng trưởng mạnh, bác sĩ sẽ kịp thời tác động và giúp trẻ có được khuôn mặt hài hòa trong tương lai.
  • Tình trạng răng mọc lộn xộn, hô, móm, thưa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Để càng lâu sẽ gây ra tình trạng biến dạng khuôn mặt, méo mặt và cười hở nướu.
  • Sở hữu hàm răng không đẹp sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ, làm trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp.
  • Việc hàm răng phát triển bất thường, sai khớp cắn khiến trẻ nói ngọng và khó phát âm. Thêm vào đó còn gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, cản trở việc nghiền nát thức ăn khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

Có nên cho trẻ em niềng răng hay không

Độ tuổi tốt nhất để niềng răng trẻ em là khi nào?

Ở mỗi độ tuổi, răng của trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Phụ huynh cần đưa trẻ tới nha khoa sớm để kiểm tra sức khỏe răng miệng trong từng giai đoạn.

Thời kỳ mọc răng sữa (6 tháng – 6 tuổi)

Răng sữa sẽ giữ khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Trong trường hợp răng sữa rụng sớm, chắc chắn sẽ có một chiếc răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn khác sẽ mọc chen vào vị trí trống. Việc này làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc. Sau đó gây ra tình trạng răng ngầm, mọc kẹt hay mọc chen chúc.

Vào độ tuổi này, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ ngay. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ dễ can thiệp khi xuất hiện các sai lệch về xương và điều hướng răng mọc đúng vị trí.

Thời kỳ răng mọc hỗn hợp (6 tuổi – 12 tuổi)

6-8 tuổi, thời kỳ thích hợp để kiểm tra xem trẻ có nên đi niềng răng hay không. Lúc này, biểu hiện lệch lạc của hàm răng đã xuất hiện tương đối rõ ràng. Giai đoạn này răng của trẻ bắt đầu phát triển ổn định theo từng năm.

Thời kỳ răng mọc ổn định (13 tuổi – 18 tuổi)

Từ 13 - 18 tuổi là giai đoạn răng vĩnh viễn đã mọc cố định. Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về tổng thể cơ thể. Các vấn đề có liên quan đến sự phát triển xương hàm và răng sẽ được biểu hiện rõ rệt ở độ tuổi này.

Tổng hợp các phương pháp niềng răng trẻ em

Phương pháp niềng răng trẻ em cũng tương tự với phương pháp niềng cho người trưởng thành. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng răng của trẻ để phụ huynh lựa chọn.

Niềng răng silicon

Niềng răng silicon còn gọi là hàm trainer, khí cụ niềng làm thành một máng nhựa hoặc hàm nhựa để trẻ đeo mỗi ngày. Khí cụ này có thể tháo ra dễ dàng, chúng có công dụng hỗ trợ nắn chỉnh răng ở giai đoạn đầu.

Cho trẻ đeo niềng răng Silicon sẽ giúp quá trình niềng răng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Và phương pháp này thường được chỉ định cho trẻ đang trong quá trình thay răng.

Niềng răng silicon

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng quá quen thuộc với chúng ta. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gắn mắc cài kim loại lên răng trẻ, sau đó cố định dây cung và kết hợp thêm dây thun đàn hồi để tạo lực kéo răng về vị trí đúng. Chi phí niềng răng mắc cài kim loại được xem là tiết kiệm hơn so với các phương pháp niềng khác nên phù hợp với ngân sách của nhiều cha mẹ.

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài kim loại

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ sẽ sử dụng mắc cài, dây thun, dây cung để tạo lực kéo. Điểm khác biệt là mắc cài được làm từ sứ cao cấp nên có màu sắc gần giống với màu răng thật.

Ngoài ra, sứ cũng lành tính hơn kim loại nên trẻ sẽ không bị kích ứng nướu hoặc ngứa. Đối với phương pháp này, phụ huynh cần dặn trẻ phải cẩn thận trong việc ăn uống và hoạt động vui chơi hàng ngày để không tổn thương đến mắc cài.

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài sứ

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng Invisalign đang được khuyến khích để dùng cho trẻ em. Bởi vì phương pháp này sẽ dùng khay niềng trong suốt làm từ nhựa cao cấp, ôm sát vào thân răng, tạo lực siết khá đều. Và cách này cũng không gây đau nhức, vướng víu như niềng răng mắc cài nên trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Đa phần, trẻ em đeo niềng răng mắc cài thường lười ăn hơn do khí cụ niềng khiến việc cắn và nhai thức ăn khó khăn. Thêm vào đó, niềng răng mắc cài sẽ cản trở bé vệ sinh răng miệng, dễ gây sâu răng. Còn niềng răng Invisalign đã khắc phục tất cả khuyết điểm này vì khay niềng có thể tháo ra khi trẻ ăn uống và đánh răng.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài tự buộc

Phương pháp này mang đến lực kéo răng mạnh mẽ nhờ chốt tự đóng. Chốt tự đóng sẽ cố định dây cung trên rãnh mắc cài, giúp khí cụ niềng trông gọn gàng hơn. Do có lực kéo liên tục nên phụ huynh không cần đưa trẻ tới nha khoa để siết dây thường xuyên.

Niềng răng mắc cài tự buộc vô cùng phù hợp với trẻ có phụ huynh bận rộn, không có nhiều thời gian để bé tới nha khoa. Điểm đặc biệt là thời gian niềng mắc cài tự buộc sẽ ngắn hơn các phương pháp khác.

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài tự buộc

Hy vọng những chia sẻ về phương pháp niềng răng trẻ em của nha khoa Nhân Tâm sẽ giúp ích cho những phụ huynh muốn tìm hiểu về niềng răng cho con. Nếu phụ huynh còn thắc mắc về niềng răng thì hãy đến trực tiếp nha khoa Nhân Tâm để tham khảo và tư vấn thêm nhé!